10/08/2005 17:40 GMT+7

Trình diễn tác phẩm của Vivaldi sau 250 năm thất lạc

ANH NGUYỆN (Theo AFP, Reuters)
ANH NGUYỆN (Theo AFP, Reuters)

TTO - Hôm qua 9-8, một phần nhỏ trong tác phẩm giao hưởng viết cho hợp xướng của nhà soạn nhạc vĩ đại người Ý thuộc trường phái baroque Antonio Vivaldi (tác giả của bản giao hưởng Bốn mùa) vừa được các nghệ sĩ Áo trình diễn lần đầu tiên sau 250 năm thất lạc.

Phóng to
Nhà âm nhạc học Janice Stockgit (áo xanh) nói chuyện với các nhạc sĩ vừa trình diễn tác phẩm “mới” của bậc thầy nhạc cổ Antonio Vivaldi tại Melbourne
TTO - Hôm qua 9-8, một phần nhỏ trong tác phẩm giao hưởng viết cho hợp xướng của nhà soạn nhạc vĩ đại người Ý thuộc trường phái baroque Antonio Vivaldi (tác giả của bản giao hưởng Bốn mùa) vừa được các nghệ sĩ Áo trình diễn lần đầu tiên sau 250 năm thất lạc.

Tác phẩm Dixit Dominus của Vivaldi gồm có 11 chương được Đại học Melbourne dẫn đầu là giáo sư Janice Stockigt phát hiện khi làm việc tại Dresden, Đức. Bà Stockigt cho biết tác phẩm này trước đó cứ tưởng là của Baldassarre Galuppi, một nhạc sĩ người xứ Venice đương thời với Vivaldi, vì tên của Galuppi đã nằm trên bản nhạc na ná ở Nhà thờ Catholic Court, Dresden thập niên 1750.

Các chuyên gia về nhạc Vivaldi cho biết tác phẩm dựa theo Thánh Vịnh 109 soạn cho hợp xướng, solo và dàn nhạc giao hưởng này thuộc vào hàng vĩ đại nhất trong 75 năm qua. Buổi hòa nhạc hôm thứ ba chỉ chơi có 5 phút trong tổng số 35 phút của tác phẩm - hi vọng sẽ trình diễn đầy đủ vào năm sau tại Dresden.

Giáo sư Stockigt cũng cho biết thêm, sở dĩ bà nhận ra đây là tác phẩm của Vivaldi mà không hề nhầm lẫn với Galuppi vì nó mang phong cách rất riêng của ông, có cả bút tích viết tay nằm trong đống nhạc của linh mục người Venice Iseppo Baldan, người điều hành một nhà in sao chép nhạc.

Khi Vivaldi qua đời vì nghèo khổ vào 1741, hai người cháu trai của ông làm việc cho Baldan - theo nghi ngờ của giáo sư Stockigt - đã bán lại tác phẩm của chú mình cho vị linh mục này.

Antonio Vivaldi, con trai của một thợ làm bánh người Venice, đã được phong làm linh mục trước khi trở thành giáo viên dạy violin tại một trại trẻ nữ mồ côi. Là một nhà sáng tác nhạc đều tay, ông đã viết hơn 500 bản concerto, nhưng tất cả đều chôn theo ông xuống mồ, một nắm mồ của kẻ bần cùng khốn khổ, khi ông qua đời tại Vienna.

Vivaldi ảnh hưởng nhạc của bậc thầy Johann Sebastian Bach, nổi tiếng nhất với bản giao hưởng Le Quattro Stagioni mà người đời hay gọi là giao hưởng Bốn mùa - nằm trong Opus 8 - sẽ còn được thế giới nhắc tới với bản giao hưởng Dixit Dominus.

ANH NGUYỆN (Theo AFP, Reuters)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

K-pop Demon Hunters: Khi K-pop bảo vệ vũ trụ

Đến cả cựu Tổng thống Abraham Lincoln còn từng được Hollywood hư cấu hóa trở thành dũng sĩ diệt ma ca rồng thời nội chiến Mỹ.

K-pop Demon Hunters: Khi K-pop bảo vệ vũ trụ

Phương Mỹ Chi và Khả Lâu hát như làm xiếc, là ‘nữ vương ngàn mặt’ ở Sing! Asia

Giám khảo Trương Lương Dĩnh nói khi nghe tiết mục của Phương Mỹ Chi và Khả Lâu, cô có cảm giác như đang xem một tiết mục ‘xiếc của giọng hát’.

Phương Mỹ Chi và Khả Lâu hát như làm xiếc, là ‘nữ vương ngàn mặt’ ở Sing! Asia

MV Jump của BlackPink càn quét bảng xếp hạng âm nhạc toàn cầu

Chỉ sau 24 giờ phát hành, MV Jump của BlackPink nhanh chóng gặt hái hàng loạt thành tích ấn tượng, khẳng định vị thế của nhóm nhạc nữ toàn cầu.

MV Jump của BlackPink càn quét bảng xếp hạng âm nhạc toàn cầu

G-Dragon hủy concert tại Thái Lan vì lo ngại sức khỏe người hâm mộ trong nắng nóng

Concert dự kiến diễn ra ngày 2-8 tại sân vận động quốc gia Rajamangala, Bangkok, trong khuôn khổ chuyến lưu diễn thế giới mang tên Übermensch.

G-Dragon hủy concert tại Thái Lan vì lo ngại sức khỏe người hâm mộ trong nắng nóng

Ngôi sao opera mang tình ca Pháp bất hủ xuống khán đài, Nhà hát Hồ Gươm như nổ tung

Ngôi sao opera thế giới Joseph Calleja ngẫu hứng đi xuống khán đài, hát vang bài tình ca bất hủ của nước Pháp. Nhà hát Hồ Gươm chìm trong ánh sáng của những giai điệu vừa cổ điển vừa gần gũi hơn bao giờ hết.

Ngôi sao opera mang tình ca Pháp bất hủ xuống khán đài, Nhà hát Hồ Gươm như nổ tung

Phương Mỹ Chi hát cải lương Tiếng trống Mê Linh khiến Tô Hữu Bằng kinh ngạc

Đôi song ca Phương Mỹ Chi và Khả Lâu hát mashup Túy âm và Lục hải vi vương, trong đó Phương Mỹ Chi lồng ghép một đoạn cải lương 'Tiếng trống Mê Linh'.

Phương Mỹ Chi hát cải lương Tiếng trống Mê Linh khiến Tô Hữu Bằng kinh ngạc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar