22/12/2017 14:47 GMT+7

Triều Tiên tố cáo chiến lược an ninh của Mỹ là ‘tài liệu tội ác’

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Bốn ngày sau công bố của Tổng thống Donald Trump về chiến lược an ninh mới của Mỹ, Triều Tiên lên tiếng tố cáo Mỹ muốn "cả thế giới quy phục Mỹ" và đó là "tài liệu tội ác".

Triều Tiên tố cáo chiến lược an ninh của Mỹ là ‘tài liệu tội ác’ - Ảnh 1.

Người dân tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) xem thông tin về vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hôm 29-11. Tên lửa này rơi xuống vùng biển Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Hãng thông tấn Reuters dẫn phát ngôn từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên kết luận chiến lược của Mỹ nhằm mong muốn "sự quy phục của toàn thế giới cho các lợi ích của Mỹ".

Phát ngôn được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA vừa phát đi hôm nay (22-12) nêu rõ "điều đó cho thấy rõ là chính sách nước Mỹ trước tiên của băng nhóm Trump đang lớn tiếng rêu rao chả có ý nghĩa gì mà chỉ là lời tuyên bố hiếu chiến nhằm mục đích nắm giữ thế giới theo cách của mình".

Tuyên bố đưa ra ngày hôm nay là trùng thời điểm Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu cho một dự thảo nghị quyết mới trừng phạt thêm đối với Triều Tiên.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ xem Triều Tiên là mối đe dọa với Mỹ, khẳng định các hành động khiêu khích của Triều Tiên sẽ chỉ khiến các nước láng giềng tăng cường an ninh; còn Mỹ, với tư cách là đồng minh, sẽ triển khai thêm các biện pháp bảo vệ những nước này.

"Một hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng đã được Mỹ triển khai chỉ chuyên nhắm vào những quốc gia như Triều Tiên, Iran để bảo vệ nước Mỹ khỏi các vụ tấn công bằng tên lửa. Nó cho phép chúng ta có thể bắn hạ những quả tên lửa ngay khi chúng được phóng", văn bản chiến lược nêu rõ.

"Các nhà lãnh đạo trước đã phớt lờ mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên", ông Trump mở đầu khi nhắc đến chính quyền Bình Nhưỡng trong phát biểu quan trọng về chính sách an ninh quốc gia chiều 18-12 (giờ Mỹ).

Mỹ đưa giải pháp trừng phạt thêm nữa

Từ hôm qua (21-12), các nhà ngoại giao LHQ cho biết Mỹ đã cho lưu hành bản dự thảo nghị quyết nói trên, trong đó cấm Triều Tiên xuất khẩu lương thực, máy móc, thiết bị điện tử và các loại khoáng sản.

Cụ thể, theo văn kiện này, các quốc gia được phép thu giữ, kiểm tra và phong tỏa bất kỳ tàu thuyền nào bị cho là chuyên chở những hàng hóa bị cấm đối với Triều Tiên khi tàu thuyền đó cập cảng hay ở trong vùng lãnh hải của họ. Ngoài ra, Mỹ cũng muốn áp đặt lệnh cấm đối với gần 90% lượng xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu đã được tinh chế sang Triều Tiên.

Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu các quốc gia trong vòng 12 tháng phải hồi hương toàn bộ số lao động Triều Tiên đang làm việc có thu nhập tại nước ngoài. Dự thảo cũng bổ sung vào danh sách đen thêm 19 quân nhân thuộc lực lượng vũ trang Triều Tiên.

Trước đó, các nhà ngoại giao LHQ cho biết Mỹ đang đàm phán với Trung Quốc về việc áp đặt những lệnh trừng phạt mới của LHQ đối với Triều Tiên do chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Thông thường, trước khi đưa dự thảo nghị quyết về Triều Tiên ra bỏ phiếu tại HĐBA, Mỹ trước hết cần đạt được sự nhất trí với Trung Quốc về các điều khoản của từng văn kiện.

Triều Tiên tố cáo chiến lược an ninh của Mỹ là ‘tài liệu tội ác’ - Ảnh 3.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu tại hội nghị của Đảng Lao động Triều Tiên tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh do KCNA công bố ngày 22-12 - Ảnh: REUTERS

Triều Tiên nêu điều kiện đàm phán

Bài viết đăng trên nhật báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, số ra ngày 19-12, khẳng định lập trường theo đuổi chương trình hạt nhân của Triều Tiên "không có gì thay đổi" và sẽ không chịu tác động từ đề nghị của Mỹ về việc tiến hành đối thoại mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết từ Bình Nhưỡng.

Bài báo cho rằng đề nghị đối thoại của Washington nhằm "tìm cách đổ trách nhiệm gây căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên" sang Bình Nhưỡng. Triều Tiên cũng cho rằng đây là động thái chuẩn bị từ phía Mỹ để sau đó sẽ "lợi dụng các nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LLHQ" trừng phạt Triều Tiên nếu nước này "không chấp nhận đối thoại về việc từ bỏ các vũ khí hạt nhân".

Triều Tiên nhấn mạnh sẽ không đưa vấn đề tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này lên bàn đàm phán chừng nào Mỹ chưa từ bỏ chính sách thù địch đối với Bình Nhưỡng.

Hàn Quốc lại chìa tay đối thoại

Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên mà không kèm theo các điều kiện tiên quyết với hi vọng có thể cải thiện mối quan hệ liên Triều.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 22-12, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon nêu rõ Hàn Quốc "sẵn sàng đối thoại về những vấn đề liên quan đến Bình Nhưỡng trong tâm thế cởi mở và không kèm theo các điều kiện".

Ông nhấn mạnh Hàn Quốc sẽ nỗ lực khôi phục mối quan hệ liên Triều vốn đang căng thẳng và thúc đẩy những mối quan hệ tốt hơn để có thể giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Quan chức này cũng kỳ vọng vào sự tham gia của Triều Tiên tại Thế vận hội mùa đông diễn ra tại Pyeongchang vào năm tới, cho rằng đây sẽ là một dịp tốt đối với Bình Nhưỡng nếu muốn tìm kiếm đàm phán.

Triều Tiên tố cáo chiến lược an ninh của Mỹ là ‘tài liệu tội ác’ - Ảnh 5.

Những dòng thông điệp mong muốn hòa bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên được gắn trên hàng rào ở khu vực biên giới hai nước ở phần Paju thuộc Hàn Quốc - Ảnh chụp ngày 21-12 - Ảnh: REUTERS

Liên quan đến các cuộc đối thoại liên Triều, một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên của Hàn Quốc cùng ngày nhấn mạnh sự cần thiết phải thăm dò ý định của Triều Tiên về việc tiến hành các cuộc đàm phán trong bối cảnh các kênh liên lạc đã bị đóng băng.

Quan chức này nêu rõ: "Cần phải thăm dò mong muốn của mỗi bên thông qua tổ chức các cuộc gặp gỡ mà không đi kèm bất kỳ điều kiện nào. Sẽ có những bất đồng cũng như những điểm tương đồng, song hai bên có thể đạt được sự thỏa hiệp".

Ông cũng khẳng định Hàn Quốc sẵn sàng đưa ra những đề xuất đối thoại bổ sung đối với Triều Tiên, và "nếu Bình Nhưỡng đề xuất đối thoại, Seoul sẵn sàng tích cực xem xét".

Chính phủ Hàn Quốc đang hi vọng trong kỳ thế vận hội sắp tới nếu Triều Tiên chịu cử đoàn tham gia thì có thể mang lại một bầu không khí hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.

Hôm 19-12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã đề xuất hoãn các cuộc tập trận quân sự chung giữa Seoul và Washington, hoạt động mà Bình Nhưỡng luôn phản đối mạnh mẽ, nhằm giảm căng thẳng trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar