27/04/2019 11:08 GMT+7

Triều Tiên không muốn 'tất cả trứng vào một rổ'

BÙI LƯU
BÙI LƯU

TTO - Ngày 24-4, ngay sau khi đặt chân đến Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu: "Tôi đã nghe nói nhiều về đất nước của các bạn và từ lâu mơ được đến thăm đất nước này.

Triều Tiên không muốn tất cả trứng vào một rổ - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại thành phố Vladivostok, Nga hôm 25-4 - Ảnh: REUTERS

Đã 7 năm kể từ khi lên nắm quyền, và chỉ bây giờ mới có dịp thực hiện chuyến thăm".

Không phải ngẫu nhiên mà ông chọn thăm vào thời điểm này, dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần mời ông thăm Nga. Chuyến thăm là một minh chứng của chủ thuyết Juche (Tự chủ) của trong việc đến thăm ai, lúc nào và ở đâu.

Ai từng đặt chân đến Triều Tiên đều biết một trong những địa điểm nổi bật nhất của thủ đô Bình Nhưỡng là ngọn tháp Juche, thể hiện hệ tư tưởng chủ đạo Juche của Triều Tiên - tự lực cánh sinh về chính trị, kinh tế và đối ngoại, một chủ thuyết không dựa vào một đồng minh duy nhất nào.

Các nhà ngoại giao Triều Tiên đầy kinh nghiệm trong việc tạo ra sự cạnh tranh giữa đồng minh và kẻ thù, cũng như ngay giữa các đồng minh để tạo lợi thế nhất cho mình.

Chuyến thăm Nga nằm trong chuỗi hoạt động ngoại giao bất ngờ, nhưng có chủ ý sau hơn 6 năm lên nắm quyền của ông Kim Jong Un.

Từ tháng 3-2018, ông Kim đã thực hiện các chuyến thăm chưa từng có trong tiền lệ với 4 lần gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, 2 lần gặp Tổng thống Donald Trump, 3 lần gặp tổng thống Hàn Quốc, 1 lần gặp lãnh đạo Việt Nam, 1 lần gặp lãnh đạo Singapore và nay là với Tổng thống Putin.

Mục đích chuyến thăm không phải là những kết quả kinh tế, viện trợ nhìn thấy được. Xét cho cùng, không phải là Trung Quốc không có túi tiền khổng lồ để đáp ứng những yêu cầu kinh tế của Triều Tiên.

Kết quả lớn nhất của chuyến thăm Nga phần nhiều mang tính biểu tượng, với nhiều thông điệp có tính toán. Đối với Triều Tiên, như học thuyết Juche của họ, đây là chuyến thăm để "răn đe đối thủ và cân bằng đồng minh".

Đối với Mỹ, một cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Triều là dịp để ông Kim Jong Un "đánh tiếng" rằng Triều Tiên có những đối tác tiềm năng khác nếu những gì mà Bình Nhưỡng coi là nghĩa vụ trong Tuyên bố Singapore không được Mỹ thực hiện, và cho thấy Triều Tiên không dễ dàng bị khuất phục sau khi không đạt được thỏa thuận tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội.

Đối với Trung Quốc, trong bối cảnh bị cấm vận, Bắc Kinh nổi lên là đồng minh quan trọng nhất, đối tác thương mại lớn nhất và nguồn cung cấp năng lượng hàng đầu cho Triều Tiên. Nhưng Triều Tiên không muốn để "tất cả trứng vào một rổ", chuyến thăm là chỉ dấu để chứng tỏ sẵn sàng có những bàn tay khác chìa ra với Triều Tiên.

Về phía Nga, với những gì diễn ra trong một năm qua, dường như Nga đang ở ngoài lề cuộc chơi dù là một bên trong đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc gặp này chính là cơ hội để Nga gửi đi thông điệp Nga vẫn là một nhân tố quan trọng trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Dù chưa rõ kết quả cụ thể ra sao, chuyến thăm Nga là một bước đi "Juche" có tính toán. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Triều Tiên có những quyết định bất ngờ khác trong thời gian tới, dù là theo hướng nào, hòa dịu hay căng thẳng hơn.

TTO - Người Nga quan niệm bánh mì và muối là 2 thứ quý giá nên dùng để đón khách là cử chỉ mang nhiều ý nghĩa.

BÙI LƯU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống Patriot - 'lá chắn sống còn' của Ukraine

Trong làn mưa tên lửa của Nga, Patriot không chỉ là hệ thống lá chắn phòng không hàng đầu mà còn là biểu tượng của hy vọng và cam kết từ phương Tây dành cho Ukraine.

Hệ thống Patriot - 'lá chắn sống còn' của Ukraine

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào một thế lưỡng nan ngày càng rõ nét.

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Lãnh đạo Nga, Trung vắng mặt tại BRICS, tạo cơ hội khối này "mềm hóa" hình ảnh và tăng tiếng nói cho các nước đang phát triển.

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar