02/05/2017 10:29 GMT+7

Triều Tiên đẩy Mỹ mặn nồng hơn với Đông Nam Á?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Sau thời gian dài im ắng, đã xuất hiện những tín hiệu kết nối giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và khu vực Đông Nam Á.

Tàu ngầm USS Michigan cập cảng Busan, Hàn Quốc ngày 25-4 - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Trong một cuộc trò chuyện được mô tả “nồng ấm”, ông Trump mời ông Duterte đến thăm Nhà Trắng.

Cuộc gọi gần giữa đêm

Một tuyên bố của Nhà Trắng sau đó nói rằng cuộc trò chuyện của hai nhà lãnh đạo “rất thân mật” và quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines “đang đi theo hướng rất tích cực”, theo Los Angeles Times.

Trong khi đó, truyền thông Philippines dẫn lời ông Duterte kể lại ông Trump đã ca ngợi chiến dịch chống ma túy của Manila, khẳng định với ông Duterte rằng: “Ông đã làm rất đúng”.

Báo chí Mỹ xoáy sâu vào chi tiết cho rằng đó là một cuộc gọi bất ngờ, thậm chí gây sốc.

Vì ông Trump đã tỏ ra thân thiện với ông Duterte giữa lúc vị lãnh đạo Philippines hứng chịu chỉ trích từ các nhà hoạt động nhân quyền xung quanh chiến dịch ma túy bị nhận xét “đẫm máu”, với gần 9.000 người chết.

Nhưng với riêng tình thế giữa Mỹ và Philippines cũng như Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói riêng, cú điện đàm này mang ý nghĩa rất khác.

Nó được thực hiện lúc 11h đêm (giờ Philippines) ngày 29-4. Đó là thời điểm Phủ tổng thống Philippines chưa công bố chi tiết các cuộc thảo luận của 10 lãnh đạo ASEAN sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30, tổ chức tại thành phố Pasay cùng ngày.

Chi tiết này càng được tô đậm ở tính thời điểm và một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan tới tình hình Triều Tiên.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Reince Priebus xác nhận trên chương trình This Week của Đài ABC: “Mục đích của cuộc điện đàm là toàn bộ về Triều Tiên... (ông Trump) đã nói chuyện nhiều với tất cả đối tác của chúng tôi ở Đông Nam Á”.

Dồn dập

Những thông tin nối tiếp nhau lột tả một bối cảnh dồn dập, hối hả trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN 30. Có vẻ như các bên đều tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN trong vấn đề Triều Tiên.

Trong ngày 30-4, ông Trump cũng tiếp tục tăng cường tiếp cận các đồng minh châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng về vấn đề Triều Tiên.

Theo đó, tổng thống Mỹ đã nói chuyện với thủ tướng Thái Lan và thủ tướng Singapore, trao đổi vấn đề Triều Tiên và mời hai lãnh đạo trên thăm Washington.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết: “Họ thảo luận các phương án gây áp lực ngoại giao và kinh tế lên Triều Tiên”.

Đối với Philippines, Thái Lan, Singapore hay các nước Đông Nam Á nói chung, vấn đề Triều Tiên không trực tiếp ảnh hưởng, do quan hệ giữa Bình Nhưỡng và ASEAN vẫn bình thường.

Nói như tờ Los Angeles Times thì Manila, nằm cách Bình Nhưỡng gần 2.900km, cũng thậm chí khó có thể cho là đóng vai trò quân sự chiến lược gì ở cuộc khủng hoảng Đông Bắc Á.

Vì thế, những cuộc gọi của ông Trump nhiều khả năng mang tính chất thúc đẩy quan hệ ngoại giao và sự cam kết quốc tế.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Priebus nói thêm: “Chúng tôi cần sự hợp tác tại một số cấp độ với càng nhiều đối tác trong khu vực càng tốt, nhằm đảm bảo tổ chức tốt mọi thứ”.

Ông Priebus vừa qua cũng “chỉnh” lại phát ngôn của ông Trump về việc yêu cầu Hàn Quốc phải trả 1 tỉ USD cho hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) - một hệ thống nhằm đối phó mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Như vậy, Mỹ cũng tìm cách xoa dịu Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước trực tiếp dính dáng tới cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.

New York Times: Kinh tế Triều Tiên đang khởi sắc

Sau hàng thập kỷ bị cô lập và trừng phạt, nền kinh tế Triều Tiên vẫn có những tín hiệu khởi sắc tích cực, theo thông tin từ một bài báo mới nhất trên tờ New York Times.

Mặc dù các số liệu thống kê về kinh tế của CHDCND Triều Tiên không được giới truyền thông quốc tế tin cậy, tuy nhiên thông qua nguồn tin từ những người từng sinh sống ở nước này, những du khách thường xuyên qua lại Bình Nhưỡng và đánh giá của các chuyên gia kinh tế học, có thể thấy các động lực kinh tế thị trường mới hình thành đã bắt đầu định hình nên một vóc dáng mới cho Triều Tiên.

Theo bài báo, ước tính tỉ lệ tăng trưởng thường niên của nước này dưới thời cầm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong Un vẫn đạt 1-5%, tức là tương đương với một số nền kinh tế đang phát triển nhanh mà không bị kìm chân bởi các lệnh trừng phạt như họ.

Nghiên cứu của Viện Thống nhất quốc gia về Triều Tiên - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc - cho hay trong một đất nước có khoảng 25 triệu dân như Triều Tiên, đã có khoảng 1,1 triệu người là những nhà bán lẻ hoặc những người quản lý trong các khu chợ, vốn mọc lên như nấm sau mưa kể từ sau năm 2010.

Cùng với đó, các hoạt động buôn bán không chính thức cũng nở rộ. Mọi người sản xuất, buôn bán giày dép, quần áo, bánh kẹo, bánh mì ngay tại nhà; các chợ nông nghiệp truyền thống họp theo phiên cứ 10 ngày một lần tại các vùng nông thôn...

Tại phiên họp kín báo cáo thông tin trước các nghị sĩ quốc hội hồi tháng 2 năm nay, giám đốc Cơ quan tình báo Hàn Quốc Lee Byung Ho cho biết ít nhất 40% dân cư Triều Tiên đang tham gia một dạng thức doanh nghiệp tư nhân nào đó.

Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Hungary và Ba Lan trong giai đoạn ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.

Theo ước tính của bà Kim Young Hee - người đứng đầu bộ phận kinh tế Triều Tiên tại Ngân hàng Phát triển Korea ở Hàn Quốc, 80% lượng hàng hóa tiêu dùng được bán tại các chợ của Triều Tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc.

D.KIM THOA

“Vấn đề Triều Tiên quan trọng hơn thương mại”

Trong cuộc trả lời phỏng vấn phát trên chương trình “Face the nation” ngày 30-4 của Đài CBS (Mỹ), Tổng thống Donald Trump nói: “Tôi nghĩ là, thẳng thắn mà nói, vấn đề Triều Tiên có lẽ còn quan trọng hơn thương mại. Thương mại là chuyện rất quan trọng.

Nhưng một cuộc đại chiến với hàng triệu, có thể là hàng triệu người bị giết hại thì sao? Vì vậy, chúng tôi sẽ nói điều đó quan trọng hơn thương mại”.

Ông Trump cho rằng nếu Trung Quốc có thể giúp Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên thì điều đó còn có giá trị hơn là đạt được một thỏa thuận thương mại tốt với Mỹ.

Ngày 30-4, truyền thông Triều Tiên tiếp tục đe dọa đánh chìm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ vừa được điều động tới bán đảo Triều Tiên.

Trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên viết: “Thời khắc tàu ngầm USS Michigan cố tình nhúc nhích dù chỉ là một chút, nó sẽ hứng chịu số phận thảm khốc trở thành một đống sắt vụn và không thể nổi trở lại trên mặt nước nữa”.

Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa dẫn đường USS Michigan cập cảng Busan của Hàn Quốc ngày 25-4, trước khi tiến ra biển bốn ngày sau đó. Chiếc tàu ngầm lớp Ohio này sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận khác nhau.

D.KIM THOA

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NBC: Chính quyền Trump muốn đưa 1 triệu người Palestine từ Gaza đến Libya

NBC cho biết kế hoạch này đã được thảo luận với lãnh đạo Libya, cho thấy mức độ cân nhắc nghiêm túc. Đổi lại việc tiếp nhận người Palestine, Mỹ có thể sẽ giải ngân cho Libya hàng tỉ USD.

NBC: Chính quyền Trump muốn đưa 1 triệu người Palestine từ Gaza đến Libya

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Dù đã nhiều lần bác bỏ, tin đồn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ly hôn vẫn lan rộng. Trong khi đó, các trang kiểm chứng khẳng định không có bằng chứng hay hồ sơ pháp lý nào về việc ly hôn này.

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Ông Zelensky kêu gọi phương Tây tăng sức ép lên Nga sau đàm phán bế tắc ở Istanbul

Tổng thống Zelensky cảnh báo thế giới cần 'phản ứng mạnh mẽ' để buộc Matxcơva thay đổi nhằm chấm dứt xung đột.

Ông Zelensky kêu gọi phương Tây tăng sức ép lên Nga sau đàm phán bế tắc ở Istanbul

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Một số nhóm ủng hộ các chính trị gia thuộc đảng bảo thủ Hàn Quốc đã lan truyền hình ảnh cho thấy ông Trump ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống, dù ông Han đã tuyên bố rút lui từ ngày 11-5.

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar