17/09/2020 08:55 GMT+7

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’

MINH HẢI Tổng hợp
MINH HẢI Tổng hợp

TTO - Rượu Gin từ xác kiến, rượu lên men trong nhà vệ sinh hay bia làm từ tinh hoàn là những thức uống ‘khó ngửi, khó nuốt’ đang được trưng bày tại Bảo tàng thực phẩm kinh hoàng ở Thụy Điển khiến không ít du khách lắc đầu lè lưỡi.

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’  - Ảnh 1.

Món rượu làm từ phân người được bảo tàng giới thiệu là đến từ Hàn Quốc - Ảnh: AFP

Bảo tàng Thực phẩm kinh hoàng (Thụy Điển) hiện đang thu hút sự chú ý của công chúng khi mở triển lãm trưng bày và giới thiệu các loại thức uống có cồn được coi là "khó ngửi, khó nuốt" nhất thế giới.

Viện bảo tàng này được mở cửa cách đây 2 năm tại ở Malmo (Thụy Điển), thường tổ chức các buổi triển lãm tại nhiều nước trên thế giới giới thiệu về đồ ăn thức uống kỳ lạ. Do ảnh hưởng đại dịch, bảo tàng phải đóng cửa trong nhiều tháng qua.

Cuộc triển lãm mới nhất với chủ đề "Thức uống kinh hoàng" được mở ra nhằm lôi kéo du khách quay trở lại sau thời gian vắng bóng.

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’  - Ảnh 2.

Một loại bia có tên "Cái kết của lịch sử" của Scotland được ủ trong xác của con sóc - Ảnh: AFP

Giám đốc bảo tàng Andreas Ahrens cho biết, cuộc triển lãm được lấy cảm hứng từ những sở thích khác nhau của mọi người về rượu bia và không dành cho những ai yếu tim hoặc yếu... dạ dày vì sẽ gây buồn nôn.

"Trải qua hàng thiên niên kỷ, con người sáng tạo ra không biết bao nhiêu loại rượu độc đáo. Có loại rất ngon, ai cũng thích, nhưng cũng có loại đi qua không dám nhìn lại. Chỉ người can đảm mới dám thử", Andreas Ahrens nói.

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’  - Ảnh 3.

Một vài loại rượu ngâm động vật tuy đáng sợ nhưng nhiều du khách chia sẻ là 'vẫn có thể uống được' - Ảnh: AFP / GETTY IMAGES

"Ngôi sao" gây chú ý nhất tại cuộc triển lãm là món rượu màu vàng sánh trong một lọ thủy tinh được đích thân giám đốc bảo tàng Andreas Ahrens lên men theo công thức mà ông chia sẻ là học từ Hàn Quốc.

Loại rượu này được làm từ nguyên liệu chính là phân người, sau một thời gian lên men nó được dùng chủ yếu để chữa bệnh. "Người ta dùng thứ này để uống và xoa bóp chữa bệnh gãy xương và bầm tím ngoài da", ông Andreas Ahrens nói.

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’  - Ảnh 4.

Rượu ngâm chuột bao tử được trưng bày tại Bảo tàng Thực phẩm Kinh hoàng tại Malmo - Ảnh: AFP

Phản ứng của khách ghé thăm triển lãm rất phong phú, bao gồm từ phản xạ bịt mũi bịt miệng không dám đến gần đến mỉm cười thích thú khi họ thử uống các loại đồ uống khác nhau được trưng bày tại bảo tàng.

Các thức uống gây chú ý ở đây bao gồm rượu Gin từ xác kiến, rượu lên men trong nhà vệ sinh hay bia làm từ tinh hoàn.

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’  - Ảnh 5.

Du khách cũng có thể nếm thử đồ ăn thức uống được trưng bày trong triển lãm - Ảnh: AFP

"Thú vị nhưng cực kỳ kinh tởm", Marie-Louise Syrjalainen - một du khách địa phương - mô tả cảm giác của mình sau khi thăm triển lãm.

"Tôi từng buồn nôn khi nuốt phải ngụm sữa để quên 5 ngày nhưng sau khi vào đây thử mấy loại rượu thì bỗng thấy ly sữa ấy mới ngon và ngọt ngào làm sao", một du khách khác chia sẻ trên Facebook.

"Chỉ đọc cách ủ rượu và nguyên liệu lên men thôi đã mắc ói rồi", một du khách khác chia sẻ.

Triển lãm ‘thức uống kinh tởm’  - Ảnh 6.

Món rượu Gin với nguyên liệu từ cây bách xù, cây tầm ma và xác những con kiến - Ảnh: DISGUSTING FOOD MUSEUM

Cuộc triển lãm sẽ kéo dài 3 tháng. Mục đích của bảo tàng là "thách thức hương vị", giúp du khách thấy được sự sáng tạo của con người với các loại rượu bia và đi tìm câu trả lời "vì sao con người lại luôn muốn say".

Không chỉ là thưởng thức đồ uống kỳ lạ, cuộc triển lãm cũng giúp du khách hiểu thêm phần nào về sự khác biệt văn hóa khi uống rượu. Một loại thức uống được coi là "đặc sản" nơi này có thể là "thứ kinh tởm" của nơi khác.

Nó phụ thuộc vào nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong nền văn hóa như thế nào.

Mùa COVID-19, đua nhau trưng ‘vật phẩm kinh dị, đáng sợ nhất’ thế giới

TTO - Xác một con cá kiếm, một nàng tiên cá gớm ghiếc hay một lá bùa may mắn được tạo ra từ ngón tay người chết đều đang cạnh tranh để được trao giải nhất cho thử thách kinh dị lạ lùng do bảo tàng Yorkshire (Anh) khởi xướng.

MINH HẢI Tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khiến dư luận xôn xao khi ông bị cáo buộc đã gọi Israel là “nhà nước diệt chủng”.

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

Một video đang lan truyền trên mạng với nội dung cho rằng bà Usha Vance - vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance - nói hối hận vì đã kết hôn với ông.

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Dù đã nhiều lần bác bỏ, tin đồn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ly hôn vẫn lan rộng. Trong khi đó, các trang kiểm chứng khẳng định không có bằng chứng hay hồ sơ pháp lý nào về việc ly hôn này.

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar