28/05/2012 07:04 GMT+7

Triển lãm của "Ý điên"

Một người bạn của Nguyễn Như Ý chia sẻ
Một người bạn của Nguyễn Như Ý chia sẻ

TT - Triển lãm kỳ lạ, tác giả chỉ đến nói vài lời "cảm ơn toàn thế giới" khá ngây ngô, ký tặng vài quyển sách rồi về. Như thể triển lãm chả khác mấy công việc mò cua bắt ốc hằng ngày, trời tối thì phải về nhà.

Display"
Phóng to
Nguyễn Như Ý ký họa trên cuốn sách in tác phẩm của mình tặng bạn bè - Ảnh: VIỆT DŨNG

Có lẽ vì vậy, Nguyễn Như Ý có hỗn danh là "Ý điên" và cuộc đời của anh trở thành chuyện truyền kỳ trong giới mỹ thuật. Nhưng "Ý điên" và hành trình nghệ thuật của anh có nhiều hơn những câu chuyện kể đó.

Lãng mạn, hài hước và kỳ lạ

Phóng to
Tâm hồn của tượng gỗ cũng là tâm hồn “Ý điên”: khiếp sợ pha hài hước trước cuộc sống - Ảnh: H.Hương

70 tượng, tranh, nhật ký sinh viên trưng bày trong triển lãm là một phần nhỏ trong khối tác phẩm của Nguyễn Như Ý. Những tác phẩm này lấy từ bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ, Bàng Nguyên Hương, Phạm Anh Hùng và gallery Cọ Xanh... Số tiền bán sách và ủng hộ của bạn bè trong triển lãm sẽ được dùng để làm một chiếc chân giả cho Nguyễn Như Ý.

Triển lãm của Nguyễn Như Ý sẽ kết thúc vào ngày 30-5 tại Việt Art (42 Yết Kiêu).

Có không ít người tìm đến triển lãm tranh, tượng của Nguyễn Như Ý tại Việt Art (42 Yết Kiêu, Hà Nội) để nhớ lại một hình ảnh về chất "quái" của sinh viên mỹ thuật Yết Kiêu: ngày ngày, một người đàn ông ngồi đẽo tượng trước cổng trường. Ai mua cũng bán, vài trăm nghìn, vài chục nghìn đều vui vẻ. Một hình ảnh chưa xa xôi nhưng giờ thì mất hẳn. Vì "Ý điên" không tiếp tục con đường của mình, cũng vì nghệ sĩ bây giờ chả ai làm nghệ thuật bản năng, hồn nhiên và không vụ lợi như anh.

Những người quen với thói "cà kê" của giới nghệ sĩ hẳn sẽ thất vọng khi không gặp được chủ nhân của những bức tượng gỗ. Nguyễn Như Ý đã về, chỉ có bạn bè nghệ sĩ của anh ở lại với những câu chuyện không dứt về "Ý điên". Ở giữa góc phòng, giữa những tượng gỗ có một chiếc ghế nhỏ dành cho "Ý điên" ngồi khi khai mạc triển lãm.

Thời sáng tác sung sức nhất, có tuần Nguyễn Như Ý đẽo được cả xe tượng chỉ bằng một con dao phay và mấy cái đục cùn. Số tượng đó Ý bán thoải mái và tiền bán tượng mang đi chiêu đãi bạn bè. Cuộc đời lang thang của "Ý điên" cũng cho ra đời nhiều tác phẩm độc đáo dù hầu hết đều ở dạng thô mộc và chưa hoàn chỉnh. Rất nhiều họa sĩ, nhà sưu tập Việt Nam và nước ngoài sống tại Hà Nội giữ tượng của "Ý điên" trong nhà. Có họa sĩ đã phải thốt lên: ý là nghệ sĩ của các nghệ sĩ.

Thậm chí, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cũng bảo: "Cả Hà Nội người ta chơi tượng của Ý, không phải vì nó quá rẻ mà vì nó có hồn cốt, có cái ngây thơ và kinh dị không ai nghĩ ra được. Ý điên gần gũi với tự nhiên như một con thú hoang, rất thiện khi làm nghệ thuật". Có đôi chút giống nhau giữa tượng "Ý điên" và tượng nhà mồ Tây nguyên, nhưng chất liệu không làm mất đi cái tâm hồn của tượng "Ý điên": khiếp sợ và xen lẫn hài hước trước cuộc sống.

Kéo lại một "Ý điên" dang dở

Hai năm trước, người ta thấy "Ý điên" nằm còng queo giữa đêm bên đường quốc lộ, chân bị cán nát. "Ý điên" bị cưa cụt một chân, cuộc đời của gã nghệ sĩ lang thang cũng dừng lại. Không ai còn gặp, còn mua được tượng "Ý điên" nữa. Anh lui về Sóc Sơn sống dựa vào người anh trai và bỏ hẳn làm nghệ thuật, ngày ngày chống nạng ra đồng mò cua bắt ốc mang bán ở chợ quê kiếm tiền sinh sống. "Anh ấy là người khuyết tật. Tết đến xã tới tặng quà và biếu tiền ăn tết thì Ý chỉ nhận quà, còn tiền mang ra tận ủy ban xã để trả" - ông chủ tịch xã nơi Nguyễn Như Ý sống kể.

"Số tiền này sẽ phải nhờ một người giữ giúp vì có đưa tiền cho hắn, hắn cũng chẳng nhận"

Ðó cũng là lý do để bạn bè anh "nghĩ" ra cái triển lãm cá nhân này, đồng thời cho in một cuốn sách về tác phẩm của Nguyễn Như Ý. May mắn, việc tìm lại những tác phẩm của "Ý điên" ở Hà Nội không khó. Bởi có lúc, mua tượng "Ý điên" đã trở thành cái thú chơi của nhiều người. Người đề xướng triển lãm này là nhà sưu tập Phạm Ðức Sĩ cho biết dù Ý sống khép mình nhưng trong anh vẫn còn khát khao được làm việc, được vẽ tranh, làm tượng. Gặp anh rồi ra về, anh tặng mỗi người một tranh vẽ trên lụa. Chúng tôi mong anh vẫn sẽ tiếp tục con đường dang dở của mình.
Một người bạn của Nguyễn Như Ý chia sẻ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar