08/04/2023 14:47 GMT+7

Trị vết thương bạo hành gia đình: Chữa lành đứa trẻ bên trong

Mấy chục năm trời tôi đã chứng kiến cảnh ba hành hạ, đánh đập mẹ, và để trị vết thương bạo hành gia đình có khi cả hai mẹ con tôi phải uống thuốc ngủ.

Trị vết thương bạo hành gia đình: Chữa lành đứa trẻ bên trong - Ảnh 1.

Đọc 2 bài viết Vì sao ba đánh mẹ?Nỗi đau của mẹ, vết thương của con trên Tuổi Trẻ Online, những câu chuyện xưa cũ của một tuổi thơ bị bạo hành cựa quậy quay về trong tâm trí tôi.

Bạo hành gia đình và những vết thương sâu thẳm

Tôi lớn lên trong căn chòi lụp xụp, rách nát, không điện, không nước, không cửa nẻo. Nghèo vật chất nhưng không đáng sợ bằng nghèo cả tinh thần, tinh thần bị hành hạ, tổn thương. Mấy chục năm trời chứng kiến cảnh ba hành hạ, mắng chửi, đánh đập mẹ đến nỗi tôi bị ám ảnh, khiếp sợ, khủng hoảng. 

Ngoài những vết thương trên thể xác, mẹ và tôi vẫn còn chịu những hậu quả nặng nề của bạo hành gia đình về mặt tinh thần cho tới tận ngày nay, khi ngày nào hai mẹ con cũng phải uống thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ.

Mọi người hay nói: sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng nếu không biết cách để tồn tại trong cơn mưa, không biết cách đối phó với sấm chớp mưa bão thì người ta đâu có sống sót để mà nhìn thấy sau cơn mưa trời lại sáng.

Trẻ con đâu có quyền được lựa chọn mình sinh ra đời, hay không được lựa chọn ai là cha là mẹ là gia đình của mình…

Lứa tuổi đáng lẽ ra phải được nâng như trứng, hứng như hoa, lại phải chứng kiến những cảnh tượng bạo hành, bạo lực hết sức kinh khủng, không chỉ chứng kiến mà còn phải nhào vào để can ngăn, dù biết sức trẻ con cũng chẳng thể can nổi ai, để rồi nhận lấy những vết thương tứa máu trên da thịt. 

Chữa lành chính đứa trẻ bên trong

Tôi đọc nhiều sách tâm lý, gặp nhiều nhà tâm lý trị liệu và tôi nhận thấy có một cách để chữa lành cho bản thân mình trong hiện tại đó là: chữa lành chính đứa trẻ bên trong của mình. Đứa trẻ ấy đã bị bạo hành suốt cả tuổi thơ, đã bị bỏ rơi cả một thời gian dài, đầy cô đơn, đầy đau buồn và bất lực. 

Nhắm mắt lại, theo dòng thời gian lướt qua trong tâm trí, quay lại quá khứ, tìm lại mình trong thân thể của đứa trẻ ngày xưa. 

Tâm trí đưa ta quay lại thời điểm nào của quá khứ thì cứ dừng ở thời điểm đó, quan sát xem đứa trẻ ấy đang làm gì, đang như thế nào, rồi nhẹ nhàng tới bên cạnh em ấy, dịu dàng trò chuyện với em, ôm em vào lòng âu yếm: Chị xin lỗi em, đã để em một mình suốt một thời gian dài, chị biết em đang rất cô đơn và buồn khổ, chị cảm nhận được nỗi đau mà em đang gánh chịu trong lòng. 

Chị xin lỗi em, giờ thì ổn rồi, giờ thì chị đã ở cạnh em rồi, em an toàn rồi, em đang được chị yêu thương nè, từ giờ chị và em sẽ luôn ở cạnh nhau, chia sẻ với nhau, yêu thương và bảo vệ nhau nhé. Dù có chuyện gì xảy ra, chị và em cũng sẽ nắm chặt tay nhau, mình không để mất nhau thêm một lần nào nữa nhé… 

Tôi đã quay lại quá khứ rất nhiều lần như vậy, ở nhiều thời điểm và tình huống khác nhau, để kết nối lại với đứa trẻ bên trong của mình, ở cạnh em ấy trong những tình huống đau buồn để lau nước mắt, xoa dịu, ôm em ấy. 

Mỗi lần từ quá khứ quay về hiện tại, tôi đều nắm chặt tay em ấy, dẫn dắt em ấy từng chút một bước vào trái tim tôi. 

Tôi thay hình nền điện thoại, thay những hình trang trí trong phòng bằng những tấm hình chụp tôi khi còn bé. Tôi tập thành thói quen trò chuyện, chia sẻ, quan tâm đến đứa trẻ bên trong của tôi mỗi ngày, bất kỳ lúc nào có thể. 

Và tôi không thể nào quên được khoảnh khắc khi em ấy chính thức ở lại trong tim tôi, tôi không cần phải quay về quá khứ nữa, khi em ấy thu mình bé lại vừa vặn bước vào sống trong tim tôi, tự nhiên trái tim tôi ấm áp hẳn lên.

Cái khoảng trống mênh mông ngày trước của một gia đình không hạnh phúc gây ra tưởng rằng không thể lấp đầy, nhưng khi tôi kết nối được với đứa trẻ bên trong của mình, tôi thấy khoảng trống ấy dần dần được thu hẹp lại. 

Khoảnh khắc ấy, các nhà tâm lý trị liệu nói là khoảnh khắc tôi được chữa lành. Khi ấy tôi hiểu rằng: từ giờ trở đi, tôi và đứa trẻ bên trong tôi xứng đáng được yêu thương, xứng đáng có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, bình an, tràn ngập tiếng cười.

JOY 4

Nỗi đau của mẹ, vết thương của con

Có những gia đình đứng trước nguy cơ vỡ tan đã được chắp vá với lý do muốn cho con trẻ một gia đình trọn vẹn không khiếm khuyết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar