15/03/2019 11:50 GMT+7

Trị ung thư bằng liệu pháp mới

HỒNG HÀ
HỒNG HÀ

TTO - Theo các chuyên gia về ung thư, ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hiện liệu pháp gen và miễn dịch là phương pháp được chú ý.

Trị ung thư bằng liệu pháp mới - Ảnh 1.

Bệnh nhân Lâm Văn Th. được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân - Ảnh: THÚY ANH

Ông Lâm Văn Th. - 62 tuổi, ở Hà Nội - mắc ung thư trực tràng, được phẫu thuật cắt đại tràng trái, truyền hóa chất giảm khả năng bệnh tái phát từ tháng 8-2017. Sau mổ và hóa trị, bệnh nhân cải thiện tốt về tiêu hóa nhưng gặp một số tác dụng như mệt mỏi, tê bì chân tay...

Tháng 1-2019, ông Th. được áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân lần 1 tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Hà Nội.

Sau điều trị, bệnh nhân ăn ngủ tốt, tăng cân, không còn bị tê bì chân tay hay dễ bị mắc các bệnh như viêm họng như trước đây.

bằng miễn dịch tự thân

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - giám đốc Trung tâm nghiên cứu gen và tế bào gốc, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, đây là liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trong ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo đó, các bác sĩ tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thu nhận các tế bào miễn dịch diệt tự nhiên và tế bào T gây độc từ máu của người bệnh, sau đó nuôi cấy tăng sinh và hoạt hóa các tế bào này trong phòng thí nghiệm, rồi truyền trở lại cơ thể người bệnh.

Các tế bào miễn dịch này sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tại Việt Nam, bệnh viện này là cơ sở đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép thực hiện kỹ thuật này. Theo GS Liêm, đây là liệu pháp đã thực hiện thành công tại Nhật Bản và nhiều nước phát triển.

Bệnh viện đã ứng dụng kỹ thuật và sử dụng hóa chất của Nhật Bản, điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư phổi, dạ dày, gan, mật, tụy, thực quản, đại tràng, phụ khoa, vú, não và các bướu đặc như vùng đầu cổ, melanoma giai đoạn III, IV, tái phát di căn… đang trong giai đoạn điều trị hoặc sau khi kết thúc điều trị.

Bệnh nhân ung bướu đang được chăm sóc giảm nhẹ cũng có thể sử dụng liệu pháp này nhằm giảm các triệu chứng đau, mệt mỏi...

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, năm 2018 Việt Nam ghi nhận trên 160.000 ca mắc ung thư mới. Trong đó các ung thư thường gặp nhất là ung thư vú, cổ tử cung, ung thư gan, phổi, đại trực tràng... đều là các ung thư thể đặc có thể ứng dụng điều trị bằng liệu pháp này.

Người bệnh sẽ được lấy máu, chờ khoảng 3 tuần là thời gian nuôi cấy tăng sinh tế bào miễn dịch để được truyền lại cơ thể các tế bào này.

Thời gian truyền mỗi lần 2-3 giờ, quá trình điều trị không gây đau nhưng các bác sĩ khuyến cáo trước khi điều trị người bệnh nên hạn chế đến nơi công cộng, đông người để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn.

Theo các chuyên gia về ung thư, ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hiện và miễn dịch là phương pháp được chú ý.

Việc phương pháp được ứng dụng tại VN tạo thêm cơ hội cho người bệnh được điều trị bằng các biện pháp mới và hiện đại nhất, tăng cơ hội sống, nâng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Ứng dụng kỹ thuật mới để tăng chất lượng điều trị

Khoảng hai tháng nay, ông Nguyễn Văn L., bệnh nhân ở Nghệ An bị ung thư gan đã có di căn não, đã đến điều trị tại Vinmec.

Trước đó, ông L. đã được điều trị bằng phương pháp nút mạch gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kết quả khối u ngừng phát triển tại gan, nhưng gần đây bệnh nhân phát hiện thấy ngay dưới da đầu có bướu phồng rất rõ, kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã bị di căn não.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phi Yến của bệnh viện này cho biết bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp "nhiệt trị", cũng là một phương pháp trị ung thư rất mới được ứng dụng tại đây. Theo đó, việc nhiệt trị được sắp xếp xen kẽ với hóa trị, dựa trên cơ chế tăng nhiệt độ đến

41-43 độ C tại khối u hay một vùng trên cơ thể. Bác sĩ Yến cho biết phương pháp này sử dụng hiệu quả với những khối u dưới da như u vú, u hạch, u mang tai, u bề mặt...

"Cùng với việc áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân và nhiệt trị, bệnh viện đang tiếp tục hoàn thiện mô hình điều trị đa mô thức, đem lại hiệu quả chữa trị cao cho người bệnh ung thư" - PGS.TS Nguyễn Tuyết Mai, trưởng khoa nội ung bướu bệnh viện này, chia sẻ.

Liệu pháp kết hợp

Trong vòng hai thập kỷ gần đây, liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân đã được nghiên cứu ứng dụng trong lâm sàng ở Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.

Một nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân ung thư tại Viện Liệu pháp sinh học Nhật Bản cho thấy khi kết hợp liệu pháp tăng cường kết hợp tự thân với biện pháp truyền thống như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, hiệu quả điều trị sẽ tăng 25-35%.

Điều này cho thấy việc ứng dụng các biện pháp điều trị mới sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư, đồng thời cũng tăng hiệu quả điều trị và chất lượng sống cho người bệnh.

Hội đồng xem xét phần mềm IBM Waston for Oncology khẳng định phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo này góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư ở Việt Nam.

HỒNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar