16/02/2021 22:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trí tuệ Việt trong vườn ươm khởi nghiệp

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Ba chàng kỹ sư người Việt tài hoa đang có công việc ổn định ở những công ty đa quốc gia bỗng quyết định rời khỏi chiếc ghế quản lý.

Trí tuệ Việt trong vườn ươm khởi nghiệp - Ảnh 1.

kỹ sư Tống Vũ Thân Dân và đứa con khởi nghiệp của mình tại vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trút hết vốn liếng, dốc tâm sức và kinh nghiệm đã tích lũy từ môi trường quốc tế, họ tạo ra những sản phẩm công nghệ mang trí tuệ Việt.

Đây là ba trong số hàng chục dự án được ươm tạo tại vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Đưa AI vào đồ chơi trẻ em

Trong một buổi giới thiệu các mô hình khởi nghiệp tiêu biểu tại TP.HCM, khách tham quan triển lãm nán lại rất lâu để trải nghiệm mô hình đồ chơi trẻ em ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). 

Trên tay cầm chiếc "đũa thần" bằng gỗ có hình ngôi sao, các em bé sẽ học cách lập trình, tư duy logic khi dùng đũa thiết lập đường đi nước bước cho chiếc xe bằng gỗ có ánh đèn chớp nháy đặt trong sa hình với rất nhiều khúc cua và chướng ngại vật. 

Tùy theo cách bé chọn đường, chiếc xe gỗ sẽ rẽ trái, rẽ phải hay đi thẳng để tìm đến đích là trường học, nhà bà nội hay mang chiếc bánh chưng, bánh giầy cho bà ngoại ngày tết.

Bên trong món đồ chơi bằng gỗ tưởng chừng đơn giản này là sáng chế về công nghệ với lập trình có thể cập nhật để tùy biến cách thức chơi, khuyến khích trẻ em sáng tạo, và báo cáo về cho cha mẹ tỉ lệ trẻ chơi chuẩn xác. 

Chủ nhân dự án này là kỹ sư Tống Vũ Thân Dân (38 tuổi), từng đảm nhiệm vai trò thiết kế máy móc cho công ty Mỹ, sang Nhật làm công nghệ bán dẫn rồi trở về Việt Nam làm kỹ sư cho Tập đoàn Intel. Cuối cùng, khi đã tích lũy đủ nguồn lực, anh quyết định gây dựng dự án riêng.

Ý tưởng đến với anh Dân rất bình dị: khi con nhỏ quá đam mê smartphone, ông bố bấm bụng đưa cho con chiếc điện thoại, lòng đau đáu nghĩ phải làm sao để có thứ đồ chơi cũng ứng dụng công nghệ, có tính giáo dục cao nhưng không cần đến màn hình. 

Thế là món đồ chơi gỗ mang tên Kodimo đã ra đời để giúp trẻ phát triển tư duy, thổi công nghệ vào một món đồ chơi mà xưa nay chỉ dùng cho trẻ xếp hình.

Suốt 3 năm mày mò nghiên cứu, đổ vào dự án cả tỉ bạc tích cóp từ thời còn làm kỹ sư, kết quả đã là những trái ngọt đầu tiên: hai phiên bản được mang sang Hàn Quốc thử nghiệm và bắt đầu thương mại hóa, mỗi bộ sản phẩm có giá chừng 5,5 triệu đồng đã xuất hiện trên các trang thương mại điện tử, có ngôn ngữ tiếng Anh để tiếp cận những thị trường tỉ đô như Mỹ, Pháp... 

"Cái hay của trò chơi này là giúp trẻ được tưởng tượng, sáng tạo với sự trợ lực của công nghệ ẩn nấp dưới lớp vỏ gỗ rất gần gũi với trẻ em nên tôi tin dự án này sẽ thành công" - anh Dân nói.

Trí tuệ Việt trong vườn ươm khởi nghiệp - Ảnh 2.

Kỹ sư Lương Vũ Đăng Quang (phải) giới thiệu máy laser với bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp TP.HCM - Ảnh: T. TRUNG

Sản phẩm Việt dành cho thế giới

Một chàng kỹ sư người Việt khác mới chân ướt chân ráo sang Hàn Quốc một năm đã leo lên vị trí trưởng phòng và hai năm sau đó đã giữ chức giám đốc R&D (nghiên cứu và phát triển) của một công ty công nghệ. 

Trước đó, chàng đã có kinh nghiệm ba năm làm về điện tử cho một công ty Mỹ tại Việt Nam. Lương Vũ Đăng Quang (41 tuổi), hiện là chủ nhiệm dự án khởi nghiệp Amed với sản phẩm là các thiết bị y tế dựa vào công nghệ laser và quang học.

Hành trình trở về Việt Nam khởi nghiệp là một quyết định táo bạo. Tại Hàn, anh Quang làm cho một công ty phát triển các thiết bị laser ứng dụng trong y tế, thẩm mỹ để xuất khẩu sang các nước. Sau 7 năm, nhận thấy rằng mình đã làm chủ được công nghệ, "chất xám" của người Việt lại mang về bán sản phẩm cho người Việt với giá cao gấp bội nên anh Quang quyết thành lập công ty riêng.

"Tôi hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm của người Việt, sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu với giá rẻ hơn rất nhiều" - anh nói. Quyết định về Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. 

Ở Hàn, mỗi cái bo mạch, mỗi con ốc vít đều đạt chuẩn mười mươi, còn tại Việt Nam chất lượng lại rất thiếu ổn định. Tuy vậy, năm 2016, dự án Amed của anh Quang vẫn bắt đầu tại TP.HCM, gầy dựng một không gian nghiên cứu và sản xuất máy laser dùng trong y tế, thẩm mỹ.

Đốt tiền túi cả chục tỉ đồng, đến năm ngoái anh Quang mới bắt đầu có doanh thu. Sản phẩm đầu tiên "thiết bị laser CO2 vi điểm ứng dụng trong tái tạo da và xóa sẹo" vừa ra lò đã được đưa đến sử dụng tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Sau đó, những chiếc máy khác lần lượt xuất cảng để sang Mỹ, quay ngược trở lại bán ở Hàn Quốc, còn riêng trong nước giá xuất kho rẻ hơn nhập khẩu đến 30%. 

Hiện nay, anh Quang cùng các cộng sự của mình đang tiếp tục nghiên cứu máy điều trị sắc tố da, vừa giảm giá thành vừa tiến đến xuất khẩu các loại máy laser Việt sang các thị trường ở Đông Nam Á.

Nhiệm vụ đặc biệt của chàng kỹ sư

trung hieu 2

Kỹ sư Lê Trung Hiếu lắp đặt hệ thống Ewater tại các nhà máy - Ảnh: T.H.

Trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội vào năm 2019, kỹ sư Lê Trung Hiếu ở TP.HCM được "điều" khẩn cấp ra Hà Nội để làm một nhiệm vụ đặc biệt: lắp hệ thống lọc nước do chính mình sáng chế cho toàn bộ hệ thống lọc nước ở khách sạn Metropole - nơi diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử của lãnh đạo hai nước.

Sản phẩm trên là một dự án khởi nghiệp mới ươm tạo từ năm 2016. Đây là thiết bị xử lý cáu cặn nước có tên gọi là Ewater với ưu điểm không dùng hóa chất mà xử lý thông qua điện từ trường.

Công nghệ này, anh Hiếu đã ứng dụng trong xử lý lò hơi, xử lý nước công nghiệp, xử lý nước trong nông nghiệp... với hơn 3.000 sản phẩm đã xuất xưởng, lắp ở nhiều công trình trong nước cũng như nhiều nước trong khu vực.

Từ tòa nhà hành chính Đà Nẵng, cao ốc cao nhất Việt Nam Landmark 81, các khách sạn 5 sao hay hệ thống xử lý nước ở các khu công nghiệp đều đã sử dụng sản phẩm của anh Hiếu.

Ít ai có thể hình dung trước khi khởi nghiệp một năm, Hiếu vẫn là quản lý dự án với mức lương cao nhất của người Việt tại một công ty lâu đời của Nhật Bản có nhà máy đặt tại Việt Nam.

Anh Hiếu chỉ nói giản dị: "Nhiều người nói tôi khùng, bỏ việc nơi có lương khủng, có địa vị để đi khởi nghiệp, nhưng may mắn sản phẩm mình làm ra được thị trường đón nhận, nên mình có động lực nghiên cứu nhiều sản phẩm hơn nữa".

Khởi nghiệp đã khó, cạnh tranh còn khốc liệt hơn

TTO - Chiều 19-12, ông Lê Minh Hoan, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã có buổi truyền lửa cho nhiều thanh niên đang dấn thân vào con đường khởi nghiệp mà ông gọi là 'đàn sếu khởi nghiệp'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar