16/07/2010 04:04 GMT+7

Trị bệnh gút phải đúng cách

Rao bán thuốc chữa gút không rõ nguồn gốc
Rao bán thuốc chữa gút không rõ nguồn gốc

TT - Số người mắc bệnh gút đang tăng nhanh tại Việt Nam, trong đó có nhiều người bệnh đã bị biến chứng do điều trị không đúng cách.

Phóng to
Ông T.N.H., 59 tuổi, bị nổi đầy cục u ở bàn tay, bàn chân - Ảnh: T.Dương

Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân mắc bệnh gút nhập viện điều trị, trong khi những năm 1990 chỉ có mười bệnh nhân mỗi năm.

TS.BS Lê Anh Thư, trưởng khoa nội cơ - xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, nhận xét số người mắc bệnh gút đang tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nguyên nhân làm số người mắc bệnh gút tăng là do ngày nay số người uống rượu, bia tăng, ăn nhiều thức ăn giàu purin (nội tạng động vật, hải sản và những thức ăn nhiều đạm).

Tìm thuốc uống để giảm đau

Theo bác sĩ Anh Thư, bệnh nhân gút nhập viện tại khoa nội cơ - xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy đều là những bệnh nhân nặng, có biến chứng. Phần lớn bệnh nhân nhập viện đều đã uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc với “quảng cáo chữa được bệnh gút”.

Ngày 2-7, nằm trên giường bệnh tại khoa xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy với bàn chân nổi đầy những hạt tophi (cục u), ông T.N.H., 59 tuổi, ngụ ở Xuân Hòa, Phú Yên, kể mỗi khi cơn đau gút xuất hiện ông thấy như có ai cầm dao xoáy sâu vào trong tủy, trong xương.

Những lúc đó, chỉ nghe ai giới thiệu loại thuốc nào chữa được bệnh gút dù không rõ nguồn gốc ông cũng mua về uống. Uống thuốc vào ông thấy giảm đau tức thì, nhưng chỉ được một thời gian cơn đau lại nặng thêm và quanh các khớp chân xuất hiện càng nhiều hạt tophi.

Bác sĩ Anh Thư cho biết triệu chứng ban đầu của bệnh gút là sưng, nóng, đỏ đau ở một khớp, xảy ra đột ngột thường vào nửa đêm về sáng. Triệu chứng này sẽ tự khỏi chỉ sau vài ba ngày, ngay cả khi không dùng thuốc vì gút là bệnh viêm khớp tự điều chỉnh trong thời gian đầu.

Tuy nhiên, ngay khi lần đầu tiên xuất hiện những triệu chứng của bệnh gút, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán. Nếu bệnh nhân mắc bệnh gút được điều trị sớm, đúng cách sẽ có cuộc sống gần như những người bình thường.

Giảm đau cho những cơn đau gút nhạy nhất là nhóm corticoid và dexamethason. Hiện nay, y học không dùng những loại thuốc này để trị bệnh nên chúng được bán với giá rất rẻ. Nắm được tâm lý thích giảm đau tức thì của người bệnh, những ông lang vườn đã lấy loại thuốc này chế thành những viên thuốc tễ, thuốc viên với nhiều tên gọi khác nhau.

Thuốc không rõ nguồn gốc không được kiểm soát về liều lượng cũng như hoạt chất dexamethason và corticoid nên khi người bệnh uống vào sẽ rất nguy hiểm.

Dễ chữa nhất trong các loại viêm khớp

Theo bác sĩ Anh Thư, nguyên nhân gây bệnh gút là do tăng axit uric. Cách điều trị đúng là phải dùng thuốc để trung hòa, giảm tổng hợp axit uric. Điều trị bệnh gút đơn giản và dễ chữa nhất trong những loại bệnh viêm khớp.

Tuy nhiên, quá trình điều trị chỉ kiểm soát được bệnh chứ không chữa khỏi bệnh. Nhiều người bệnh không hiểu điều này, họ cứ nghĩ phải có một loại thuốc nào đó chữa khỏi hẳn bệnh và nôn nóng đi tìm một loại thuốc như thế.

Nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo chữa được bệnh gút thực chất chỉ giúp bệnh nhân giảm được cơn đau trước mắt chứ bệnh vẫn còn đó và vào một ngày đẹp trời nào đó cơn đau quay trở lại.

Điều đáng lưu ý là tác hại của những loại thuốc không rõ nguồn gốc chưa thể nhìn thấy ngay tức thì mà phải sau nhiều năm người bệnh mới biết được tác hại của chúng.

Phóng to

Thuốc không rõ nguồn gốc quảng cáo chữa bệnh gút - Ảnh: T.Dương

Theo thông tin trên mạng về một loại thuốc gia truyền quảng cáo đã chữa hết bệnh gút cho nhiều người ở khu vực phía Nam, ghi cả tên người bán là anh Cường và số điện thoại liên hệ, chúng tôi đã liên lạc với người này thì được hẹn gặp trước một cửa hàng bán điện thoại di động trên đường Nguyễn Oanh, P.17. Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Cường là một thanh niên 20 tuổi, quảng cáo thuốc gia truyền nhà anh có hiệu quả rất tốt và khẳng định uống lâu dài sẽ khỏi hẳn bệnh. Anh ta kể nhiều người đi chữa tại bệnh viện không hết đã tìm đến anh mua thuốc.

Đầu giờ buổi sáng hoặc cuối buổi chiều mỗi ngày, anh thường hẹn những người mua thuốc ở ngoài đường và bán thuốc này với giá 5.000 đồng/gói. Trên bao thuốc chỉ ghi cách sử dụng chứ không có tên, địa chỉ nơi sản xuất. Cường nói người bệnh chỉ cần uống thuốc ba ngày, mỗi ngày ba gói sẽ thấy hết đau liền.

Mỗi gói thuốc có hai viên trắng, hai viên đen, được đựng trong túi nilông nhỏ. Với những bệnh nhân ở xa, Cường bảo người bệnh chỉ cần gửi tiền mua thuốc vào tài khoản của anh và để lại địa chỉ, anh sẽ lập tức gửi thuốc qua đường bưu điện cho người bệnh.

Rao bán thuốc chữa gút không rõ nguồn gốc

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar