27/08/2012 01:14 GMT+7

Tri ân người bán báo dạo

Ông PHẠM CÔNG THANH (ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ)
Ông PHẠM CÔNG THANH (ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ)

TT - Chiều 26-8 tại tòa soạn, Tuổi Trẻ đã trao 114 suất học bổng cho con em những người bán báo dạo tại TP.HCM.

Đằng sau hàng trăm người bán báo rong ruổi không ngơi nghỉ trong những ngày mưa nắng là những học sinh nhà nghèo không ngừng cố gắng vươn lên...

Phóng to

Các học sinh là con em người bán báo dạo trong buổi trao học bổng của báo Tuổi Trẻ chiều 26-8 - Ảnh: Thuận Thắng

Số tiền 143 triệu đồng trao học bổng do báo Tuổi Trẻ tài trợ, như một cách chia sẻ với những người làm công tác phát hành cùng với tờ báo.

Video Nâng bước cho con vào đời do Phòng Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

Câu chuyện của cô giáo bán báo dạo

"Chúng tôi mong rằng các suất học bổng như món quà nhỏ khích lệ các cháu và tri ân những người bán báo trong thời gian qua đồng hành cùng Tuổi Trẻ. Chúng tôi sẽ cố gắng để chương trình này tiếp tục hằng năm, trao học bổng cho con em người bán báo"

Đúng giờ, các hàng ghế được lấp đầy. Khắp hội trường là những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ từ những gương mặt khắc khổ, sạm đen vì mưa nắng. Mẹ con chị Phan Yến Trân (Q.11, TP.HCM) tíu tít nói cười suốt vì con chị được nhận học bổng. So với thu nhập hằng tháng từ tiền bán báo của vợ chồng chị, suất học bổng này giúp vơi đi gánh nặng học phí của các con.

“Tháng nào cũng vậy, học phí của tụi nhỏ cũng là khoản chi lớn nhất. Tính tới tính lui thấy không dành dụm được bao nhiêu. Nhưng không sao, tụi nhỏ phải học mới khá được” - chị nói. Hằng ngày cứ 3 giờ sáng là anh chị rời nhà đi lấy báo và khi trời hửng sáng là rong ruổi đi bán khắp nẻo đường. Có khi bán xong về nhà hai con đã dắt nhau đến trường.

Công việc bán báo dạo không đơn giản dừng lại ở sự vất vả mà còn ẩn chứa hiểm nguy. “Có lần tôi ngã xe nằm sóng soài giữa xa lộ do chưa quen với việc thức dậy từ 12 giờ khuya để chuẩn bị lấy báo. Lắm khi đi lấy báo mà đầu óc còn mụ mị. Nhưng tôi tự nhủ phải cố để kiếm tiền nuôi con” - chị Trần Thị Vân (Q.Thủ Đức) nói.

Có một phụ nữ từng bật khóc trong buổi sáng tinh mơ trước đại lý báo chỉ vì chậm chân không kịp lấy báo đi bán. Đó là một trong những ngày đầu vào nghề của chị O.Y., mẹ học sinh T.T. (Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức). Ấy vậy mà chị đã gắn với công việc này ngót nghét 12 năm. Chị không muốn nêu tên.

Trong buổi nhận học bổng cùng con, chị ngồi ở một góc, khẩu trang trùm kín mặt chỉ vì một lý do: chị là cô giáo, không muốn học sinh và người thân nhận ra mình là người bán báo dạo nuôi con. Không hiểu sức lực từ đâu ở người phụ nữ này khi 3 giờ sáng dậy lấy báo đi bán, 6g30 mặc áo dài đến lớp và trưa khi về đến nhà, thay đồ ra là đi rửa chén thuê!

“Tôi luôn cố gắng hoàn thành việc sớm để về lo cơm nước, chăm sóc ba cha con. Công việc mình như vậy nên cũng không dám hé răng nửa lời với ai. Mẹ tôi từng nói bà không có nhiều tiền để cho tôi sự đủ đầy. Bà chỉ gắng sức cho tôi con chữ để không phải chân lấm tay bùn. Do vậy tôi rất sợ bà đau lòng khi biết tôi làm những công việc này” - chị tâm tình. Dù làm đủ công việc để nuôi con ăn học nhưng người giáo viên ấy luôn nặng lòng khi thấy suốt 12 năm học, các con phải nằm học dưới nền nhà vì chẳng có bàn. Chị luôn cảm thấy có lỗi khi chưa cho con được nhiều hơn dù chỉ là chút nữa.

Cứng cỏi trong cuộc sống

“17 năm qua, dù vai đau chân mỏi, ba đều đặn đạp xe mang báo đi bán. Đường xa nhưng chưa lần nào ba buông nửa lời than vãn” - Phạm Thị Nhàn (lớp 12A1 Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú) kể về người cha của mình. Ba bán báo, mẹ bán hàng rong ở một góc nhỏ gần chợ. Hễ học xong là Nhàn chạy ù đến phụ mẹ. “Lần đầu dọn hàng, đỡ gánh hàng rong lên mình mới biết nặng đến vậy” - Nhàn nói.

Sau tết, ba Nhàn đột ngột ho ra máu. Chứng viêm xoang trở nặng. Số tiền dành dụm theo những toa thuốc ra đi. Lo sẽ không thể đi hết nửa đoạn đường của năm cuối cấp, Nhàn xin phép nghỉ học. Ba mẹ Nhàn không chịu. “Học là con đường duy nhất để thoát nghèo. Việc kiếm tiền bây giờ của con chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt. Nhưng con sẽ phải đối mặt với khó khăn cả đời” - hai bậc sinh thành khuyên nhủ. Rồi ba Nhàn gắng gượng qua cơn đau để tiếp tục mưu sinh như sợ con gái không yên tâm học hành. Với Nhàn, việc học giờ đây không chỉ vì bản thân mà còn là trách nhiệm đối với ba mẹ mà bạn không được phép buông lỏng.

“Con mong sao trời đừng mưa nữa để ba khỏi bị ướt. Con biết ba mẹ cực nên con cố gắng học để ba mẹ vui” - cô bé Nguyễn Thị Thuận Ninh (lớp 4/2 Trường tiểu học Nguyễn Việt Hồng, Q.3) tâm sự với nhiều người. Với cô bạn nhỏ, học thật giỏi là một trong những cách đền đáp công ơn của ba mẹ. Ngoài giờ học, Thuận Ninh tập làm quen với việc rửa chén, lặt rau, quét nhà, lau nhà... từ rất sớm.

Quyết tâm phải học thật giỏi trở thành động lực lớn hơn khi bạn nhỏ Nguyễn Thanh Tuấn (lớp 2A Trường tiểu học Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức) chứng kiến cảnh khó càng thêm khó khi mẹ bị kẻ trộm lấy mất chiếc xe máy. “Con quyết học thật giỏi để sau này làm công an bắt những tên trộm xấu xa, để những người bán báo như mẹ không khổ” - Thanh Tuấn hồn nhiên.

Ông PHẠM CÔNG THANH (ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

10 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, mô hình hiệu quả, biến việc học Bác thành làm theo và thầm lặng cùng góp sức dựng xây TP, đất nước.

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường

Sau 3 tháng nhập ngũ, các chiến sĩ mới được kiểm tra bài '3 tiếng nổ', gồm bắn súng tiểu liên AK, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ trên thao trường.

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar