05/10/2015 08:54 GMT+7

“Treo” quyền sử dụng của dân

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TT - Một phần Hà Nội đã bị cúp nước lần thứ 16 vì đường ống sông Đà. Không có nước, nhu cầu vệ sinh tối thiểu, chuyện kinh doanh, thậm chí cả việc... sinh đẻ cũng bị ảnh hưởng.

Chiều 1-10, người nhà và bệnh nhân tại Bệnh viện 19-8 (Hà Nội) vẫn phải khiêng nước từ hồ chứa lên các phòng bệnh để dùng - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cả triệu lượt người đã bị khốn khổ vì cúp nước và thiệt hại khó tính hết thành con số.

Nhìn lại, nhiều chuyên gia giật mình: sao một đường nước quan trọng như vậy lại chỉ có một ống duy nhất? Dù có nhiều lý do nhưng chỉ làm một đường ống, theo các chuyên gia, là “treo” quyền sử dụng của dân trước rất nhiều rủi ro.

Theo PGS.TS Ứng Quốc Dũng - phó chủ tịch Hội Cấp thoát nước VN, có ý kiến nói rằng cúp nước một ngày có sao đâu, nhưng nguyên lý với hệ thống cấp nước đô thị hoặc cho khu công nghiệp... là phải đảm bảo cấp liên tục, đủ áp lực, lưu lượng với chất lượng tiêu dùng tốt cho mọi đối tượng.

Trong khi đó, theo ông Dũng, thay vì làm một đường ống lớn như hiện nay, có thể làm hai đường ống kích cỡ nhỏ hơn với những đường nối ngang, chi phí không tăng quá lớn.

Như thế, khi một đoạn nào bị sự cố, có thể khu biệt và vẫn đảm bảo cấp nước, khó cúp nước hoàn toàn. Bây giờ khi đường ống duy nhất liên tục bị vỡ, nếu phải làm đường ống thứ hai, chi phí chắc hẳn không hề rẻ.

Có rất nhiều lý do mà chủ đầu tư đưa ra cho việc vỡ đường ống nước sông Đà, bởi đây là đường nước có chiều dài khoảng 47km, mỗi đoạn lại có điều kiện địa chất khác nhau.

Mặt đất bên trên cũng chịu áp lực khác nhau, dẫn đến lực tác động lên từng đoạn của ống nước không đồng đều nên rủi ro là không nhỏ.

Tuy nhiên, theo ông Ứng Quốc Dũng, về nguyên tắc, khâu khảo sát, thiết kế, thi công phải đảm bảo xử lý được các rủi ro này. Song đường ống cứ liên tục vỡ.

Điều này khiến đơn vị quản lý sẽ liên tục phải sửa chữa, liên tục phải chi trả và đau buồn nhất là... không biết bao giờ mới hết sự cố.

Người dân thì sẽ tiếp tục phải... nhịn các nhu cầu khi cúp nước, thậm chí đối diện khả năng không được chữa bệnh.

Trong khi đó, tất cả các chi phí sửa chữa đường ống nước cuối cùng sẽ phải tính vào đâu đó, và có lẽ đối tượng phải chịu cuối cùng sẽ không đâu khác là... hóa đơn tiền nước.

Bây giờ thì người ta đang làm thêm một đường ống khác. Nhưng bài học đường ống nước sông Đà không nên chỉ có giá trị cho ngành cấp nước, mà nên là bài học cho cả các sản phẩm thiết yếu khác.

Với những dự án quan trọng liên quan đến đời sống hàng vạn người dân, cần có cơ chế rõ ràng và cụ thể để dân được cử người tham gia, giám sát và góp ý ngay từ khâu lập dự án, thiết kế và cả khâu thi công, tránh quyền lợi của mình bị “treo” trước những rủi ro quá lớn.

Nếu như cúp điện không báo trước gây thiệt hại buộc ngành điện đứng trước khả năng phải đền bù và thực tế đã có trường hợp phải đền bù, cúp nước cũng nên như vậy.

Điều này không chỉ “bình thường hóa”, tạo sự sòng phẳng trong quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, mà còn buộc các chủ đầu tư có trách nhiệm hơn trước khi quyết một phương án nào đó có thể tạo rủi ro cho dân. 

Không thể “treo” quyền sử dụng của dân mà không chịu thiệt hại gì.

CẦM VĂN KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar