21/04/2013 20:50 GMT+7

Trên 83% người thiếu việc làm đang sống ở nông thôn

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TTO - Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố Báo cáo lao động việc làm quý 4-2012, theo đó thất nghiệp và thiếu việc làm ở VN đều tăng.

Phóng to
Tìm việc làm tại Trung tâm Hỗ trợ HSSV TP.HCM - Ảnh: Thủy Ngọc
TTO - Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố Báo cáo lao động việc làm quý 4-2012, theo đó thất nghiệp và thiếu việc làm ở VN đều tăng.

Có nhiều băn khoăn cho rằng kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng vọt nhưng TCTK cho biết qua khảo sát, tỉ lệ thất nghiệp ở VN vẫn chỉ 1,81%. Con số chính thức số người thất nghiệp thời điểm quý 4-2012, theo TCTK, là 857.000 người.

Đáng lưu ý, tỉ lệ thất nghiệp ở nữ giảm 32.000 người trong khi nam giới thất nghiệp lại tăng lên tới 37.000 người. Điều này, theo một số chuyên gia, chứng tỏ rất nhiều doanh nghiệp vẫn thích thuê lao động nữ vì nhu cầu thu nhập không cao…

Lý giải tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị chênh lệch không lớn giữa quý 4-2012 với quý 4-2011, TCTK công nhận có thể do trình độ phát triển kinh tế thấp, đời sống người dân chưa cao, an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động mất việc phải tìm ngay việc tạm ở khu vực phi chính thức, chấp nhận thu nhập thấp và như thế họ không có trong danh sách thất nghiệp dù thu nhập bấp bênh.

Bên cạnh số người thất nghiệp hoàn toàn, còn một lực lượng khác mà TCTK cho vào danh sách thiếu việc làm. Theo đó, số người thiếu việc làm tính tới 1-1-2013 là 1,32 triệu người, tăng gần 70.000 người so với thời điểm 1-1-2012 (trên 83% số người thiếu việc làm đang sinh sống ở nông thôn).

VN đang có 52,7 triệu người lao động

TCTK cho biết tính đến 1-1-2013, VN có 52,79 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, dù trong thời gian khảo sát, lực lượng lao động ở nông thôn đã giảm 151.000 người so với cùng kỳ 2012 nhưng TCTK công nhận 69,5% lao động vẫn ở khu vực nông thôn. Đặc biệt, báo cáo chỉ ra thực tế có tới 72,4% nữ thuộc độ tuổi lao động đã thật sự tham gia lao động, cao hơn 8,8% so với tỉ lệ tham gia lao động của nam.

Tính theo vùng, TP.HCM là địa phương có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất, quý 4-2012 lên tới 3,02% so với Hà Nội chỉ 1,92% và các vùng khác chỉ từ 1-2%. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm kể trên, theo TCTK, là tính trên tuổi lao động (nam 15-59 tuổi, nữ 15-54 tuổi).

Số người thất nghiệp, thiếu việc làm tăng, tuy nhiên ngay cả người có việc làm cũng không phải đã sung sướng. Cụ thể, TCTK cho biết mức thu nhập bình quân của người làm công ăn lương VN thời điểm quý 1-2012 chỉ đạt 3,8 triệu đồng/người/tháng (thấp hơn nhiều mức thu nhập được cho là đủ sống mà một hội thảo của ngành lao động - thương binh & xã hội mới đây đưa ra là trên 5 triệu đồng/người/tháng). Mặc dù vậy, mức lương trên đã tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2011 nhưng chênh lệch lương giữa lao động ở thành thị và nông thôn lại khá lớn, tới trên 27%.

Báo cáo của TCTK cũng nêu lên một vấn đề xã hội, đó là có thực tế số người thuộc lực lượng lao động ở thành thị tham gia lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn. Điều này có nghĩa những người trẻ ở thành thị được đi học lâu hơn, thanh niên nông thôn phải tham gia lao động sớm. Và điều đáng quan tâm là lao động ở nông thôn ra khỏi lực lượng lao động muộn, chứng tỏ nhiều người có tuổi vẫn phải tham gia lao động.

Thống kê của TCTK còn cho thấy trình độ phát triển từng khu vực khi cho biết ở TP.HCM có cơ cấu phát triển kinh tế cao nhất, với 97,1% lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng. Ngược lại, các khu vực khác như Tây nguyên có tới trên 72% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; trung du miền núi phía Bắc trên 69%…

CẦM VĂN KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lội ngược dòng, áp lực cũng là động lực

Vẻ ngoài cá tính, "ngầu", anh chàng sinh năm 1988 Lâm Nguyên Bảo học giỏi có tiếng, công việc hiện tại khá vững, đặc biệt luôn thích chọn cho mình hướng đi chông gai.

Lội ngược dòng, áp lực cũng là động lực

Doanh nhân Việt không xin chính sách, mà tham gia xây dựng chính sách

Không xin cơ chế, chính sách để hoạt động mà chủ động xây dựng, đóng góp cho chính sách phát triển kinh tế tư nhân là tinh thần của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025.

Doanh nhân Việt không xin chính sách, mà tham gia xây dựng chính sách

Đề xuất làm mới mô hình tổ chức Đoàn

Tại hội thảo khoa học "Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng" do Trung ương Đoàn tổ chức, đổi mới mô hình tổ chức Đoàn là một trong những đề xuất để tạo môi trường phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị xã hội của thanh niên.

Đề xuất làm mới mô hình tổ chức Đoàn

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Trong mắt nhiều người, một nhân sự giỏi nghỉ việc khi mọi điều kiện dường như đều ổn là chuyện khó hiểu.

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Sinh viên quốc tế hưởng ứng Thử thách sống xanh cùng Việt Nam Xanh

Thanh niên TP.HCM cùng 100 sinh viên quốc tế cùng nhau in vân tay thể hiện cam kết bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng đô thị xanh.

Sinh viên quốc tế hưởng ứng Thử thách sống xanh cùng Việt Nam Xanh

Biểu tượng khát vọng dấn thân, cống hiến

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM nói hoạt động tình nguyện là biểu tượng sinh động của khát vọng dấn thân.

Biểu tượng khát vọng dấn thân, cống hiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar