07/09/2022 11:45 GMT+7

Trẻ sốt siêu vi tăng cao ở Cần Thơ

T. LŨY
T. LŨY

TTO - Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết hiện nay ngoài bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết… có khá đông trẻ đến khám do sốt siêu vi (vi rút).

Trẻ sốt siêu vi tăng cao ở Cần Thơ - Ảnh 1.

Bác sĩ khám bệnh cho trẻ em có triệu chứng sốt tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Ngày 7-9, theo ghi nhận tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, số trẻ được đưa đến khám do nguyên nhân sốt chiếm hầu hết các loại bệnh. Sau khi khám, xét nghiệm phân loại bệnh, chỉ tính từ đầu tháng 8 đến nay có trên 900 bệnh nhi đến khám do sốt siêu vi, tăng cao so với thời điểm cùng kỳ 2021.

Theo bác sĩ Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám bệnh 1, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, thông thường sốt siêu vi đa số lành tính và có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, để phân biệt trẻ sốt do nguyên nhân gì và điều trị đúng, phụ huynh không nên tự mua thuốc uống hay điều trị tại nhà. Cần phải đưa trẻ đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân sốt siêu vi thường gặp ở trẻ là sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, vi rút gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và có khả năng bùng phát thành dịch. Trẻ có thể bị sốt vi rút lặp đi lặp lại nhiều lần, do hiện y học ghi nhận có khoảng 200 loại vi rút khác nhau.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất ở trẻ sốt do vi rút là sốt cao, có thể trên 39-410C. Trẻ thường sốt 3-5 ngày từ khi phát bệnh và sẽ giảm dần. Lúc này trẻ thường mệt mỏi, ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường. Bên cạnh đó, trẻ bị đau cơ bắp, đau toàn thân và đau đầu... Một vài trường hợp trẻ có kèm theo rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, chất nhầy. Sau đó có thể ho, chảy nước mũi, hắt hơi…

"Đặc biệt so với các bệnh lý đường hô hấp do vi khuẩn, trẻ cần điều trị bằng kháng sinh, còn sốt vi rút trẻ có thể khỏi mà không cần đến kháng sinh. Vì vậy, chúng ta cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám, để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp" - bác sĩ Trinh lưu ý.

Thông thường sau khi được khám phân loại, điều trị tại nhà, khi trẻ bị sốt nhẹ, gia đình có thể chườm nước, lau mát hạ nhiệt, cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp trẻ sốt cao hoặc có tiền sử co giật, phụ huynh có thể dùng thuốc đặt hậu môn hạ sốt, lau người bằng nước ấm trong 30 phút. Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu như súp, nước hoa quả, cháo...

Cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu: sốt cao liên tục trên 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt; ngủ nhiều, li bì, lơ mơ, đau đầu; dấu hiệu sốt co giật; buồn nôn, nôn khan…

Để phòng bệnh, cần tăng cường đề kháng, vệ sinh mũi họng… cho trẻ. Đối với các loại bệnh do vi rút gây ra đã có vắc xin phòng ngừa như viêm não Nhật Bản, sởi - quai bị - Rubella... Nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh và tạo độ miễn dịch tốt nhất.

Không muỗi, không lăng quăng = không sốt xuất huyết!

TTO - Hằng năm có gần 800.000 người trên toàn cầu tử vong do các căn bệnh truyền từ muỗi.

T. LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar