25/06/2024 14:58 GMT+7

Trẻ nhỏ bị ù tai, giảm thính lực vì bị viêm tai giữa

Từ viêm mũi họng cấp nhưng chưa được điều trị đúng mức và đầy đủ, trẻ nhỏ có thể bị chuyển sang viêm tai giữa, gây đau nhức, tái đi tái lại...

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra sau đợt viêm mũi họng cấp do nhiễm siêu vi, hay nhiễm trùng, dị ứng... - Ảnh: XUÂN MAI

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra sau đợt viêm mũi họng cấp do nhiễm siêu vi, hay nhiễm trùng, dị ứng... - Ảnh: XUÂN MAI

Trẻ bị sổ mũi dai dẳng, ù tai khi vào phòng máy lạnh

Ròng rã 6 tuần qua, đứa con gái út 4 tuổi của chị Trần Thanh (ngụ TP.HCM) liên tục sổ mũi, ù tai. Đưa con đi khám, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do đường ống tai của bé ngang nên dễ đưa vi rút từ mũi họng sang tai, gây viêm tai giữa.

Dù bé được chăm sóc, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ nhưng tình trạng trên tái diễn sau một tuần hết bệnh. Bé cũng có biểu hiện nghe kém hơn.

Qua thăm hỏi nhiều người bị viêm tai giữa từ nhỏ, chị Thanh được biết họ cũng gặp tình trạng tương tự con gái út.

Hằng ngày, gia đình chị vệ sinh nhà cửa thật kỹ nhưng tình trạng bệnh của con vẫn không thuyên giảm, nên đành chấp nhận "sống chung với lũ".

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh - phó chủ tịch Hội Thính học Việt Nam - cho biết viêm tai giữa ở trẻ em (dưới 16 tuổi) là bệnh lý phổ biến và có những đặc điểm riêng, không giống người lớn. Trẻ càng nhỏ thì tỉ lệ mắc viêm tai giữa càng nhiều.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị viêm tai giữa. Những trẻ này được phụ huynh đưa đi khám kèm theo một số bệnh khác như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi xoang... Bệnh nhi sẽ được bác sĩ điều trị cùng lúc các bệnh mà trẻ mắc phải.

Xảy ra sau viêm mũi họng cấp nhưng điều trị không đúng

Nói về nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em, bác sĩ Minh cho hay chúng thường xảy ra sau đợt viêm mũi họng cấp do nhiễm siêu vi, hay nhiễm trùng, dị ứng... Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp tính nhưng điều trị không đúng mức và đầy đủ thì chuyển sang qua viêm tai giữa.

"Kết cấu giải phẫu từ đường mũi đến tai ở trẻ nhỏ rất gần nhau và thông qua một con đường gọi là vòi nhĩ. Vòi nhĩ này xuất phát từ vùng mũi họng, qua tai để đảm bảo chức năng thông khí của tai, hay dẫn lưu dịch tiết từ tai xuống họng.

Chính con đường này, khi bé bị viêm mũi do siêu vi hoặc nhiễm trùng thì có thể lan đi đến vùng tai và gây viêm tai giữa", bác sĩ Minh giải thích.

Bác sĩ Minh cho biết thêm viêm tai giữa giai đoạn đầu thường xuất hiện sau viêm mũi họng khoảng 7-10 ngày. Nếu tình trạng này không khỏi gọi là viêm tai giữa cấp tính. Nếu vẫn kéo dài đến một tháng thì gọi là viêm tai giữa bán cấp hoặc mãn tính.

Hậu quả viêm tai giữa cấp tính sẽ gây tai của trẻ sưng, đau, nhức, nghe kém, lùng bùng. Ở trẻ nhỏ, do chưa nhận thức rõ và nói được nên trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, lấy tay ngoáy vào tai vì khó chịu, đau đớn.

Một số trẻ còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa với triệu chứng tiêu chảy, do vi khuẩn gây bệnh lan xuống hệ tiêu hóa, gây rối loạn đường ruột. Trường hợp này chỉ gặp trẻ bị viêm tai giữa cấp tính vì nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố thuận lợi như trẻ dùng máy lạnh thường xuyên hay vệ sinh kém (hay ngậm tay, ngậm đồ chơi...) càng dễ gây viêm mũi họng và chuyển biến qua viêm tai giữa.

Trẻ nhỏ phòng tránh viêm tai giữa thế nào?

Để phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ em, bác sĩ Minh khuyến cáo việc hàng đầu là phải giữ cơ thể bé không bị cảm nhiễm (lạnh, mưa gió) và nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, thông thoáng (không cho trẻ ngủ máy lạnh ở nhiệt độ thấp thường xuyên, thường xuyên vệ sinh nhà cửa...).

Đồng thời, tránh môi trường ô nhiễm (khói thuốc lá, nhà có xưởng sản xuất, hóa chất...) vì dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Một số thói quen xấu, kém vệ sinh của bé cần tránh như tay bẩn hay ngậm đồ chơi vào miệng, vì đây là môi trường làm lây nhiễm nhiều vi trùng độc hại, gây viêm tai giữa.

Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý chế độ ăn cho trẻ cũng rất quan trọng, giúp phòng bệnh hô hâp và viêm tai. Chế độ uống sữa, ăn giặm... ở trẻ nhỏ phải đúng nguyên tắc và hướng dẫn, tránh trẻ bị dị ứng hay kém hấp thu, rối loạn dinh dưỡng vì sẽ dễ gây bệnh viêm tai giữa hơn.

Khi trẻ có các dấu hiệu viêm mũi họng, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh chuyển ảnh hưởng đến tai. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc vô tội vạ, nhất là các thuốc kháng sinh.

Viêm tai giữa cẩn thận thủng màng nhĩ

Con tôi năm nay 19 tuổi, bị viêm tai giữa mạn tính đã lâu gây thủng màng nhĩ. Đã vá màng nhĩ cách đây gần 2 năm, nay bị viêm lại phải đi bác sĩ để chữa trị. Xin hỏi bác sĩ phẫu thuật vá lại màng nhĩ có nguy hiểm và bảo đảm không, nên vá nội soi hay mổ hở?


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar