09/09/2017 08:50 GMT+7

Trẻ mắc lỗi, người lớn cư xử ra sao?

LAM XUÂN
LAM XUÂN

TTO - Ba học sinh ăn lá ngón tự tử sau khi bị phát hiện ăn trộm dụng cụ học tập khiến nhiều người giật mình nghĩ lại cách hành xử của mình với con trẻ khi con mắc lỗi.

Trẻ mắc lỗi, người lớn cư xử ra sao? - Ảnh 1.

Người lớn không nên vội trách phạt khi con trẻ làm sai - Ảnh: Dr. Phil

Tế nhị và mềm mỏng

Theo cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, trẻ em vốn tinh nghịch, đặc biệt lứa tuổi tiểu học. Trong giai đoạn đang hình thành nhân cách này, các em cũng có tính "táy máy" nên đôi khi có hành vi trộm cắp. 

"Tôi vẫn nhớ trường hợp một nhóm học trò trường trung học kế bên sang trường tôi trộm vặt và bị bắt được. Việc đầu tiên mà tôi nghĩ bất kỳ giáo viên nào cũng phải làm trong trường hợp này là liên hệ với phụ huynh các em.

Tôi cũng vậy, tôi răn đe các em dưới sự chứng kiến của phụ huynh. Bởi các em vẫn trong độ tuổi có người giám hộ, nên không thể để các em tự ra về trong tâm thế mình mang lỗi và hoang mang không biết bị trường báo cáo như thế nào", cô Minh Châu chia sẻ.

Cô cũng cho biết thêm, khi phát hiện trẻ làm sai, cần phân tích cho các em biết mình sai như thế nào và tùy theo từng trường hợp, tính cách của mỗi em mà có cách xử lý phù hợp.

Đối với những em có hành vi ăn cắp vặt ngay trong lớp lại càng phải tế nhị hơn. Đầu tiên phải công khai việc không truy cứu nếu tự giác, sau đó ai lấy cái gì thì sau giờ học tự động bỏ đồ lại đúng vị trí đã lấy. 

Làm như vậy các em sẽ không bị tổn thương về tâm lý, không xấu hổ với bạn bè, nhận thấy cái sai của mình đã được mọi người khoan dung. Tuy nhiên sau đó cũng nên nói chuyện riêng với các em để các em sửa chữa.

"Với những em không tự giác nhận sai, tôi gọi em đó ra nói chuyện riêng, tâm sự với em rằng ngày xưa bằng tuổi em tôi cũng từng phạm sai lầm, và tôi đã sửa sai như thế nào, tôi đã cố gắng thế nào để thành cô giáo. Các em sẽ tâm phục khẩu phục", cô Châu chia sẻ.

Cần bình tĩnh khi con trẻ làm sai

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trương Thị Bích Phượng, lứa tuổi học sinh dễ xuất hiện cảm xúc tiêu cực dù là ở trường hay ở nhà, nên thường hành động thiếu suy nghĩ khi có vấn đề phát sinh.

Chẳng hạn, khi làm ngã em, làm mất tiền học phí... do sợ cha mẹ trách phạt, có em bỏ nhà đi bụi, có em nhảy lầu tự tử. 

Tất nhiên các em có lỗi, nhưng người lớn cũng cần xem xét. Khi trẻ làm sai, người lớn ít khi dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân mà đa phần sẽ la mắng, dọa nạt, thậm chí đánh trẻ. 

Con vô tình làm bể cái chén, cha mẹ mắng con là đồ vô tích sự, đồ ăn hại, thậm chí xót của mà đánh con. Lâu ngày khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ mỗi khi gây ra lỗi.

Vì vậy, theo bà Phượng, người lớn cần giữ thái độ bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi, hỏi han, tìm hiểu nguyên nhân. Có như vậy mới giải quyết tận gốc vấn đề và giúp trẻ sửa sai. 

Còn việc hăm dọa, la mắng, đánh đập trẻ sẽ khiến trẻ ngày càng tự ti, khi phạm lỗi sẽ giấu bay giấu biến, thậm chí sẽ phản ứng hết sức căng thẳng như đánh lại, chống trả lại, hoặc gây đau đớn cho chính mình.

Còn đối với xã hội, nhà trường cũng nên lưu ý trẻ rất dễ tổn thương và có thể có hành động dại dột nên luôn cần có người giám hộ các em trong các sự vụ.

LAM XUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar