24/08/2020 22:22 GMT+7

Trẻ em thông minh hơn khi lớn lên ở nơi không khí trong lành

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Một nghiên cứu mới được thực hiện ở Bỉ cho thấy trẻ em lớn lên ở không gian sống xanh có chỉ số IQ cao hơn và có tỉ lệ gặp khó khăn trong làm chủ hành vi thấp hơn.

Trẻ em thông minh hơn khi lớn lên ở nơi không khí trong lành - Ảnh 1.

Không gian sống xanh với nhiều hoạt động thể chất được cho là giúp trẻ thông minh hơn - Ảnh: ALAMY

Nghiên cứu thực hiện trên 600 trẻ em ở độ tuổi 10 - 15 cho thấy sinh sống ở môi trường trong lành hơn 3% làm tăng trung bình điểm IQ (chỉ số thông minh) thêm 2,6 điểm.

Đã có bằng chứng cho thấy không gian sống xanh cải thiện các khía cạnh khác nhau trong sự phát triển nhận thức của trẻ em, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tác động vào chỉ số IQ.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân của kết quả trên nhưng có thể liên quan đến mức độ căng thẳng thấp hơn, vui chơi và tương tác xã hội nhiều hơn, theo báo Guardian.

"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy môi trường sống xanh có liên quan đến chức năng nhận thức của chúng ta, chẳng hạn như kỹ năng ghi nhớ và sự tập trung", theo Tim Nawrot - giáo sư dịch tễ học môi trường tại Đại học Hasselt ở Bỉ - nơi nghiên cứu được thực hiện.

"Tôi nghĩ các nhà quy hoạch đô thị nên ưu tiên cho không gian xanh vì nó tạo ra môi trường tối ưu để trẻ em phát triển hết khả năng của mình", giáo sư Tim nói.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Plos Medicine, sử dụng hình ảnh vệ tinh để đo mức độ phủ xanh ở các khu dân cư, bao gồm công viên, vườn, cây xanh đường phố và tất cả thảm thực vật khác.

Điểm IQ trung bình là 105, nhưng các nhà khoa học phát hiện 4% trẻ em có chỉ số IQ dưới 80 lớn lên ở nơi có lượng cây xanh thấp. Những trẻ sống ở không gian xanh hơn thì không trẻ nào IQ dưới 80.

Những khó khăn về làm chủ hành vi như độ tập trung kém hay hung hăng cũng được đo lường bằng thang đánh giá và điểm trung bình là 46. Theo đó, cứ 3% tỉ lệ cây xanh tăng thêm sẽ giảm 2 điểm về vấn đề hành vi.

Các nhà khoa học nhận định không gian sống xanh có tiếng ồn thấp hơn, ít căng thẳng hơn và có nhiều hoạt động thể chất hơn có thể dẫn đến chỉ số IQ cao hơn.

Tiến sĩ Mathew White - nhà tâm lý học môi trường tại Đại học Exeter ở Anh, đã ca ngợi nghiên cứu này.

"Tôi luôn thận trọng khi nói về trí thông minh. Nhưng nếu nghiên cứu này có thể giúp chúng ta không còn xem trí thông minh là bẩm sinh nữa mà có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường thì tôi cho rằng điều này là tốt", tiến sĩ Mathew nói.

Tiến sĩ Mathew cho rằng tập thể dục nhiều hơn và ít căng thẳng hơn dẫn đến IQ cao hơn là hợp lý. 

Một nghiên cứu về trẻ em sống ở Barcelona (Tây Ban Nha) được công bố năm 2015 cho thấy không gian sống xanh cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung làm việc.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới chưa có dữ liệu về loại không gian xanh. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng điều này rất quan trọng, ví dụ như cây cối thì tốt cho sự phát triển của trẻ em hơn là đất nông nghiệp hoặc đất bụi.

Nhóm nghiên cứu cũng không có thông tin về nơi các em nhỏ theo học, nhưng hầu hết trẻ em Bỉ đều đi học trường gần nhà.

Động vật được con người nuôi thông minh hơn?

TTO - Nghiên cứu mới đây cho thấy động vật sẽ thông minh hơn khi ở với con người lâu hơn. Không chỉ vậy, chúng thường nảy ra được nhiều ý tưởng sáng tạo.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar