19/10/2021 08:58 GMT+7

Trẻ con không là người lớn thu nhỏ

PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC
PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC

TTO - Trên phương diện dùng thuốc, hoàn toàn không thể xem trẻ con là người lớn thu nhỏ. Bởi vì nếu xem trẻ con là người lớn thu nhỏ sẽ đi đến chỗ cho rằng bất cứ thuốc gì người lớn dùng được thì trẻ con sẽ dùng được, chỉ có việc giảm liều.


Trẻ con không là người lớn thu nhỏ - Ảnh 1.

Em Lydia Melo, 7 tuổi, được tiêm liều 10 microgram vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech trong một thử nghiệm tại ĐH Duke ở Durham, bang North Carolina, Mỹ ngày 28-9-2021 - Ảnh: Reuters

Điều này hoàn toàn sai, có những thuốc trẻ con không dùng được và trong bảng hướng dẫn sử dụng những thuốc đó có ghi "Chống chỉ định đối với trẻ em". Thí dụ, thuốc kháng sinh tetracyclin có ghi "Chống chỉ định đối với trẻ dưới 7 tuổi", tức trẻ dưới 7 tuổi không được dùng tetracyclin.

Có 2 lý do không thể xem trẻ con là người lớn thu nhỏ:

1. Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến thuốc gây tác dụng bất lợi:

Việc cho thuốc ở trẻ con phải đặc biệt thận trọng vì ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch... chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính cho các cơ quan đang phát triển.

2. Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chỉ xảy ra ở trẻ mà không xảy ra cho người lớn:

Ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc xuất hiện mà không thấy xuất hiện ở người lớn, chẳng hạn:

* Liều cao paracetamol làm tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, chứ không làm hạ thân nhiệt như ở người lớn.

* Làm chậm lớn với tetracyclin và các thuốc corticoid.

* Làm xám răng vĩnh viễn với tetracyclin...

Vắc xin ngừa COVID-19 dùng cho trẻ sẽ như thế nào?

Vắc xin là những chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh, thậm chí là một đoạn ADN hay RNA) được dùng đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu để khi nhiễm mầm bệnh thật thì cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh.

Như vậy, vắc xin cũng là thuốc nhưng có tác dụng đặc biệt là ngừa bệnh do sinh miễn dịch nhờ giúp sinh kháng thể.

Đối với vắc xin ngừa COVID-19, nếu trẻ dùng vẫn phải thực hiện đúng nguyên tắc "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ". Đặc biệt, có một chút khác biệt so với việc dùng thuốc sau. Có khi không cần giảm liều khi tiêm vắc xin. 

Theo thông tin, trẻ từ 12 - 17 tuổi tiêm 2 liều Pfizer/BioNTech giống như người lớn, tức mỗi liều 30mcg và hai liều cách nhau 3 tuần. Trong khi đó, trẻ 5 - 11 tuổi tiêm mỗi liều 10mcg, tức chỉ dùng 1/3 liều người lớn. Rõ ràng liều vắc xin Pfizer/BioNTech và tính sinh miễn dịch ở cơ thể là không liên quan nhau.

Ngược lại, liều vắc xin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà dùng ở trẻ lại có liều cao hơn dùng cho người lớn.

Đối với trẻ, để đảm bảo dùng vắc xin ngừa COVID-19 với liều an toàn và hiệu quả, phải nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đúng quy cách chứ không suy đoán một cách dễ dãi.

Tiêm vắc xin cho trẻ em: Cha mẹ cần lưu ý gì?

TTO - Ngoài phản ứng phản vệ trẻ có thể gặp phải sau tiêm giống như người lớn, một trong những biến chứng khác trẻ có thể 'đối mặt' là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, nhưng tỉ lệ này rất thấp.

PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar