16/10/2024 19:21 GMT+7

Trào lưu 'người giả thú' ở Nga: thể thao hay là... tâm thần?

Theo kết quả khảo sát qua điện thoại của Trung tâm Nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) với 1.600 người Nga từ 18 tuổi trở lên, gần 75% coi trào lưu mới xuất hiện chủ yếu trong trẻ em 'người giả thú' (quadrobic) là đáng phải lo lắng.

Trào lưu 'người giả thú' gây lo ngại cho nhiều người Nga - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trào lưu "người đi bốn chân" bắt nguồn từ vận động viên Nhật Bản Kenichi Ito, nổi tiếng chạy rất nhanh và vẻ ngoài kỳ dị.

Quadrobic (từ tiếng Latin quattuor - "bốn" và từ tiếng Anh aerobic) đang trở nên phổ biến trong số những trẻ em từ 7 - 14 tuổi.

Trước hết, hành động này giống với một loại hình giải trí thể thao. Con người đóng vai một con vật nào đó - đeo mặt nạ, gắn đuôi nhân tạo, đi bốn chân, cổ đeo vòng, mô phỏng các cử động của con vật.

Khảo sát cho thấy 18% số người Nga được hỏi liên tưởng sự phổ biến của quadrobic với những khó khăn trong giải trí của trẻ em và thanh thiếu niên, thường coi là kết quả của sự lười biếng và có quá nhiều thời gian rảnh ở trẻ em.

4% nói rằng thiếu hoạt động giải trí dễ tiếp cận, ví dụ như các câu lạc bộ và khu thể thao miễn phí.

10% số người được hỏi cho rằng quadrobic là sự ngu ngốc, là biểu hiện của vấn đề tâm thần của trẻ, một sự phản kháng hoặc một cách trốn tránh thực tế.

Hơn 30% số người Nga được khảo sát tin rằng việc trẻ em và thanh thiếu niên thực hành "người giả thú" là ảnh hưởng văn hóa xã hội tiêu cực.

Về lý do ham mê "giả thú", 32% số người được hỏi cho là trình độ giáo dục và giáo dục kém, trong đó 16% chỉ ra các vấn đề trong gia đình và việc thiếu sự quan tâm của người lớn, 8% - thiếu học vấn, 3% - buông thả và thiếu trừng phạt.

Ý kiến phổ biến thứ ba là trẻ em và thanh thiếu niên quan tâm đến trò quadrobic do đặc điểm độ tuổi (25%).

Bà Alexandra Bugaeva, nhà tâm lý học trẻ em và chuyên gia tại dịch vụ trị liệu tâm lý Alter, cho biết quadrobic chưa thể được gọi là văn hóa nhóm.

Chuyên gia lưu ý rằng đại diện của văn hóa nhóm đặc trưng bởi các chuẩn mực và giá trị nhất định, còn quadrobic đúng hơn là một loại sở thích của trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo bà, hoạt động này kết hợp mong muốn thu hút sự chú ý và hoạt động thể chất, và nên cảnh báo nếu trẻ hoàn toàn đắm chìm vào sở thích và mất kiểm soát thời gian.

Phó tiến sĩ khoa học tâm lý, phó giáo sư tại Đại học Y khoa Svetlana Grishaeva chắc chắn rằng nếu chỉ là vận động thể chất và giúp trẻ không ngồi lì trước máy tính, quadrobic đã không gây ra nhiều nghi ngại như vậy. Quadrobic gây lo ngại khi các nhóm được thành lập để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Bà Grishaeva cảnh báo khi sở thích này vượt qua những ranh giới, khi đứa trẻ coi bản thân là động vật, áp dụng các hình thức hoạt động hung hãn của động vật, điều này không chỉ dẫn đến thương tích về thể chất cho bản thân và những người xung quanh mà còn làm tổn thương tâm lý còn mỏng manh của đứa trẻ.

Nếu đứa trẻ ở lâu trong da của động vật, quá trình "phi nhân cách hóa" có thể bắt đầu.

Theo giới chuyên gia, hành vi như vậy không chỉ phá hủy các quá trình xã hội hóa bình thường mà còn tạo ra những rủi ro cho sức khỏe tâm thần của trẻ em, ảnh hưởng đến nhận thức của chúng về thế giới xung quanh và các mối quan hệ với xã hội.

Vấn đề kiểm soát hoặc cấm quadrobic được thảo luận rộng rãi trong Quốc hội Nga. Tháng 9, Thượng nghị sĩ Natalia Kosikhina đã đề xuất cấm thực hành quadrobic.

Tháng 10, Phó chủ tịch Ủy ban Giáo dục Duma quốc gia Yana Lantratova tuyên bố xây dựng dự luật "cấm tuyên truyền hệ tư tưởng phá hoại, bao gồm cả quadrobic".

Nga bác bỏ thông tin trao trả Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho Ukraine

Trên mạng xã hội đang lan truyền đoạn video người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đề nghị trao trả Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho Ukraine, để đổi lấy việc Kiev dừng tấn công vùng Kursk.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi giá vàng biến động mạnh, nhằm tránh bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Tin đồn xe năng lượng mới (xe điện và xe lai hybrid) rò điện khi trời mưa khiến nhiều người hoang mang tại Trung Quốc.

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar