30/01/2021 11:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trao giải bìa báo xuân và khai trương sạp báo từ thiện tại Đường sách

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - 11 bìa báo xuân xuất sắc nhất trong cuộc thi bìa báo xuân Tân Sửu do Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức vừa được tôn vinh trong lễ trao giải sáng nay 30-1.

Trao giải bìa báo xuân và khai trương sạp báo từ thiện tại Đường sách - Ảnh 1.

Ông Lê Thế Chữ (thứ 2 từ trái) nhận giải nhất bìa báo xuân Tân Sửu từ ban tổ chức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là cuộc thi truyền thống mỗi dịp xuân về của báo giới TP.HCM nhằm mục đích chọn ra những tác phẩm bìa báo xuân đặc sắc nhất để ghi nhận những nỗ lực của mỗi cơ quan báo chí, qua đó cũng phản ánh cả thị hiếu thẩm mỹ và nội dung thông điệp thời sự được chuyển tải thông qua bìa báo xuân.

Báo Tuổi Trẻ đoạt giải nhất với bìa báo xuân "Tân Sửu an vui", ghi nhận nỗ lực của đội ngũ những người làm báo Tuổi Trẻ khi lần đầu tiên năm nay tổ chức một cuộc thi thiết kế bìa báo xuân để thực hiện giai phẩm xuân Tân Sửu.

Chính nhờ giải pháp "huy động trí tuệ và nghệ thuật từ cộng đồng" như vậy, báo Tuổi Trẻ có cơ hội sử dụng tác phẩm đoạt giải nhất "Tân Sửu an vui" của anh Trần Lê Thuần làm bìa báo xuân năm nay, và tiếp tục giành giải của Hội Nhà báo.

Trao giải bìa báo xuân và khai trương sạp báo từ thiện tại Đường sách - Ảnh 2.

Ban tổ chức cuộc thi bìa báo xuân Tân Sửu 2021 nêu ra 3 tiêu chí: đẹp - ấn tượng, đúng tôn chỉ mục đích, và giàu sắc xuân.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Tấn Phong - phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo TP.HCM, các bìa báo xuân tại TP.HCM năm nay đa phần đều đáp ứng 3 tiêu chí đặt ra, điểm đáng ghi nhận là nội dung bìa báo xuân gợi lên hình ảnh rất đáng tự hào của các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong khắc phục khó khăn dịch bệnh để phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam vẫn là nguồn cảm hứng cho các nhà báo về một sức xuân đang đến trong dịp năm mới.

Bìa báo xuân là tác phẩm báo chí giàu tính nghệ thuật và tâm huyết của nhiều tác giả, thấm đẫm tính nhân văn hướng tới nhiều ý tưởng tốt đẹp có tầm thời đại

Ông Nguyễn Tấn Phong - phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo TP.HCM

Trao giải bìa báo xuân và khai trương sạp báo từ thiện tại Đường sách - Ảnh 4.

Bạn đọc đến sạp báo xuân từ thiện trên Đường sách trong buổi khai trương - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ban tổ chức cũng ghi nhận trong số 24 tờ báo dự thi, 11 tờ được trao giải là các tác phẩm bìa báo có chất lượng cao, vừa bám sát chủ đề cuộc thi vừa tạo hiệu ứng xã hội tốt:

"Bìa báo Tuổi Trẻ về đất nước hóa rồng trần đầy sức trẻ trong sắc xuân tươi thắm; bìa báo Phụ Nữ TP.HCM về những phụ nữ trẻ trung xinh đẹp thể hiện sức sống mãnh liệt với ước vọng hòa bình ấm no hạnh phúc; báo Người Lao Động thể hiện sự dự báo chính xác về tình hình COVID-19 để không lơ là chủ quan, và tôn vinh những người trên tuyến đầu chống dịch;

Báo Giáo Dục TP.HCM có cách nhìn hết sức thời cuộc và chiến lược, đó là xây dựng trường học thông minh trong kỷ nguyên số; các báo Sài Gòn Giải Phóng, Pháp Luật TP.HCM, Công An TP.HCM, Văn Nghệ TP.HCM, Doanh Nhân Sài Gòn, Giác Ngộ... đều có bìa báo xuân Tân Sửu hết sức ấn tượng, có ý nghĩa và đem lại cảm xúc đẹp".

anh_chu

Ông Lê Thế Chữ (thứ 2 từ trái) cùng các nhà báo khai trương và mua mở hàng sạp báo xuân tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: L. ĐIỀN

Ngay trong sáng 30-1, Ban tổ chức cuộc thi bìa báo xuân Tân Sửu gồm Hội Nhà báo, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Đường sách TP.HCM cũng khai trương sạp báo xuân từ thiện tại lòng Đường sách (đường Nguyễn Văn Bình, Q.1).

Nơi đây vừa trưng bày các tờ báo xuân có bìa đoạt giải, vừa bày bán báo xuân theo mức đồng giá 50.000 đồng/ tờ, chương trình kéo dài đến ngày 6-2, số tiền thu được sẽ được ban tổ chức chuyển đến giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố có thêm khoản quà xuân.

Giải bìa báo xuân Tân Sửu 2021:

Giải nhất: Báo Tuổi Trẻ
2 giải nhì: Báo Phụ Nữ TP.HCM, Báo Người Lao Động
3 giải ba: Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Giáo Dục TP.HCM, Báo Văn Nghệ TP.HCM
5 giải khuyến khích: Báo Pháp Luật TP.HCM, Báo Công An TP.HCM, Báo Doanh Nhân Sài Gòn, Báo Giác Ngộ, đặc san Hội Nhà Báo TP.HCM

Bìa báo xuân phải thu hút bạn đọc trong cái liếc mắt đầu tiên

TTO - Báo Tuổi Trẻ tổ chức thi thiết kế bìa giai phẩm Xuân 2021. Giải nhất 50 triệu đồng, sử dụng làm bìa báo cùng 5 giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng. Tuổi Trẻ Online trò chuyện với một số nhà văn hóa, chuyên gia để hiểu thêm về bìa báo xuân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar