24/06/2024 16:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tranh quý từng treo ở điện Cần Chánh sắp quay về chốn cũ

Hai bức tranh quý từng treo trong điện Cần Chánh, đang giữ tại khoa lịch sử, Trường đại học Khoa học Huế sắp quay về chốn cũ sau nhiều lần thương lượng.

Bức tranh quý có tên Lang tập quần phương từng treo trong điện Cần Chánh, hiện đang treo ở Trường đại học Khoa học Huế, sắp được quy về chốn cũ - Ảnh: NHẬT LINH

Bức tranh quý có tên Lang tập quần phương từng treo trong điện Cần Chánh, hiện đang treo ở Trường đại học Khoa học Huế, sắp được quy về chốn cũ - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 24-6, ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết hai bức tranh quý từng treo ở điện Cần Chánh (Đại nội Huế) hiện đang ở Trường đại học Khoa học Huế sắp được đưa về chốn cũ.

Hai bức tranh quý này là hai bức tranh gương có tên Trì lưu liên phảngLang tập quần phương.

Theo ông Trung, sau nhiều thương thảo với Trường đại học Khoa học Huế, hai bên thống nhất sẽ đưa hai bức tranh quý nói trên giao về lại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế để cất giữ, bảo quản.

Trung tâm sẽ gửi lại nhà trường hai bức tranh gương được phục chế y hệt hai bức tranh quý nói trên để khoa lịch sử treo, phục vụ công tác giảng dạy.

"Đưa hai bức tranh quý về, chúng tôi sẽ tổ chức trưng bày để mọi người thưởng lãm. Sau khi điện Cần Chánh được phục dựng, hai bức tranh gương này sẽ được treo trở lại trong ngôi điện", ông Trung nói.

Trì lưu liên phảngLang tập quần phương được xác định là vẽ cảnh trong vườn Cơ Hạ, một ngự uyển nổi tiếng nằm ở góc đông bắc bên trong Hoàng thành.

Ngự uyển này do vua Thiệu Trị nâng cấp tôn tạo và thường xuyên lui tới đề vịnh thơ.

Với 5 khu vườn ngự uyển bên trong Đại nội Huế (Ngự Viên, Thiệu Phương, Cơ Hạ, Hậu Hồ và cung Trường Ninh), Cơ Hạ là khu vườn rộng nhất (hơn 4,5 mẫu, tức khoảng 2,3ha) với một hệ thống công trình kiến trúc phong phú bao gồm điện, đình, lầu, tạ, các, hồi lang, sông đào, hồ, ao, non bộ…

Trong loạt thơ ngự chế đề vịnh về vườn Cơ Hạ của các hoàng đế triều Nguyễn, chùm thơ vịnh 14 cảnh vườn Cơ Hạ (Cơ Hạ viên thập tứ cảnh) là tiêu biểu và nổi bật hơn cả. Lang tập quần phương Trì lưu liên phảng là 2 trong số 14 cảnh thuộc chùm thơ này.

Tranh quý từng treo điện Cần Chánh vẽ thuyền sen dừng lại giữa hồ ở vườn Cơ Hạ

Hai bức tranh quý đang treo ở khoa lịch sử Trường đại học Khoa học Huế được xác định là tranh vẽ cảnh trong vườn Cơ Hạ, một ngự uyển nổi tiếng nằm ở góc đông bắc bên trong Đại nội Huế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar