22/03/2023 14:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tránh phương pháp dân gian khi trẻ sốt cao, co giật

Đang mùa nắng nóng cao điểm, nhiều trẻ em bị sốt cao được đưa đến khám tại các cơ sở y tế. Trong đó nhiều trường hợp trẻ nhỏ sốt cao, co giật khiến cha mẹ lúng túng.

Tránh phương pháp dân gian khi trẻ sốt cao, co giật - Ảnh 1.

Khi trẻ bệnh, sốt cao, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám - Ảnh: T.LŨY

Bác sĩ Dương Thị Huyền Trang - khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết co giật là triệu chứng thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, co giật ở trẻ thường xuất hiện khi có sốt trên 38oC. Thông thường, sốt co giật ở trẻ là sốt co giật đơn giản, có đôi khi gặp là sốt co giật phức tạp và trạng thái động kinh có sốt.

Khi trẻ bị chứng sốt co giật đơn giản, trẻ sẽ có cơn co giật toàn thể và thời gian co giật thường kéo dài tối đa 15 phút, sau đó sẽ không có cơn tái phát (trong vòng 24 giờ hay cùng đợt bệnh này).

Trẻ ở độ tuổi 12-18 tháng thường gặp trạng thái này nhất, các cơn sốt co giật có thể lặp lại mỗi khi trẻ bệnh có sốt cao ở các lần tiếp theo, nguy cơ tái phát xảy ra khoảng 1/3 trẻ đã từng có tiền sử sốt co giật và có thể xảy ra đến khi trẻ 5 tuổi.

Cần làm gì khi thấy trẻ có sốt cao co giật?

Điều đầu tiên cha mẹ, người chăm sóc cần làm là giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng, la khóc. Khi trẻ bị sốt cao co giật cần nhờ người đến phụ giúp xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trước hết đặt trẻ ở một vị trí an toàn, rộng rãi và thoáng khí; tránh các vị trí nguy hiểm ở gần hồ nước, cạnh bếp lửa, vị trí cao dễ té ngã… Đặt khăn, gối hoặc dùng tay giữ phần đầu cho trẻ, tránh các cơn co giật có thể đập phần đầu xuống đất.

Cần nới lỏng quần áo, dây nịt, cởi bỏ mắt kính của trẻ (nếu có). Nhờ người lấy thuốc hạ sốt (dạng viên đặt hậu môn) nếu trẻ sốt cao và dùng theo hướng dẫn tùy vào cân nặng của trẻ.

Song song với đặt thuốc, nên đắp khăn với nước ấm (34-350C) lên hai nách, bẹn và ở trán cho trẻ. Thường xuyên thay đổi khăn đắp để việc giải nhiệt được nhanh hơn. 

Chú ý, không được dùng nước đá để đắp cho trẻ, vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt, tránh dùng rượu và giấm vì có thể ngấm qua da nếu dùng lượng lớn.

Lưu ý cần tránh các phương pháp dân gian

Một số trường hợp khi thấy trẻ bị sốt cao co giật tại nhà, người trông giữ trẻ thường sử dụng biện pháp dân gian như vắt nước chanh, sả đổ vào miệng trẻ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được nhỏ bất kỳ dung dịch hay chất gì vào miệng trẻ vì dễ gây sặc vào trong phổi rất nguy hiểm.

Đồng thời cũng không nên cố gắng nạy răng trẻ để nhét vật dụng cho cắn; cũng như không cần kềm giữ trẻ quá chặt để giảm cơn co giật.

Sau đó, cần đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi tiếp tục vì cơn sốt co giật có thể là triệu chứng khởi đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm màng não, nhiễm trùng… Trẻ có thể bị biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa, khi trời nắng nóng hoặc khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để điều trị sớm, tránh để đến khi cơn sốt lên cao dễ dẫn đến co giật. 

Khi trẻ bệnh, có biểu hiện sốt nên cho mặc quần áo thoáng mát, tránh quá kín và để trong môi trường thiếu thông thoáng; thường xuyên theo dõi thân nhiệt và lau mát cho trẻ.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Nhiều loại thuốc hạ sốt, dùng sao cho an toàn?

Các bác sĩ cho hay hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác nhau, do đó người dân cần lựa chọn đúng loại và sử dụng đúng liều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar