29/05/2019 11:50 GMT+7

Tránh lo lắng quá mức về polyp túi mật

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Nhiều người vô tình phát hiện túi mật có polyp và dù đã được bác sĩ tư vấn, chỉ định chung sống hòa bình nhưng vẫn lo lắng quá mức đến mất ăn mất ngủ…

Tránh lo lắng quá mức về polyp túi mật - Ảnh 1.

Nhiều người đi khám sức khỏe định kỳ và được bác sĩ siêu âm bụng phát hiện có polyp túi mật - Ảnh: XUÂN MAI

Họ lo polyp tiến triển thành ung thư, trong khi theo các bác sĩ nếu polyp trên 10mm thì mới xem xét đến việc phẫu thuật để ngừa dẫn đến ung thư túi mật về sau.

* Liên quan đến thực phẩm, thói quen ăn uống?

Tháng 6-2017, chị P.T.D.L. (21 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cảm thấy người luôn bứt rứt, bồn chồn và xuất hiện tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực vào mỗi sáng. Lo ngại khi sức khỏe thất thường, chị L. đi khám sức khỏe tổng quát tại một phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM. 

Khi siêu âm bụng, bác sĩ phát hiện túi mật của chị L. có polyp kích thước 2mm. Bác sĩ tư vấn đây là polyp lành tính nên chỉ chung sống hòa bình, không cần can thiệp phẫu thuật cắt polyp.

Mới đây, chị L. tái khám thì kích thích polyp túi mật nói trên tăng lên thành 3mm. Bác sĩ vẫn đưa ra kết luận như trên, nhưng chị L. khá lo lắng vì sợ polyp này tăng kích thước rồi gây ung thư.

Cách đây khoảng 2 tuần, anh H.H.M. (26 tuổi, ngụ Q.5) đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khám bệnh vì ho kéo dài. Nhân tiện, anh M. siêu âm tổng quát thì vô tình phát hiện trong túi mật có nhiều ployp với đường kính 5mm và tại tuyến tiền liệt có vài nốt đóng voi 7mm. Với kết quả này, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để ngừa polyp phát triển thành ung thư.

"Mặc dù tôi thường thức khuya, ăn uống buông thả, thích gì ăn đó nhưng sức khỏe của tôi bình thường, không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Bây giờ túi mật xuất hiện polyp, nếu tôi đồng ý phẫu thuật thì không biết có để lại những biến chứng phức tạp về sau không?" - anh M. băn khoăn.

BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - cho biết túi mật là nơi chứa mật dự trữ do gan bài tiết ra, có kích thước từ 4-5cm. Polyp túi mật là những cục thịt dư lành tính trong túi mật.

Những yếu tố được xem là nguyên nhân "sản sinh" polyp túi mật có thể do yếu tố cơ địa di truyền, người thừa cân, bị nhiễm giun sán hay mắc một số bệnh về gan... Đặc biệt, yếu tố thực phẩm và thói quen ăn uống không lành mạnh cũng được giới y khoa "điểm mặt". Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được chính xác nguyên nhân hình thành polyp túi mật.

* Cắt túi mật khi polyp trên 10mm

Theo các bác sĩ, polyp túi mật thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh vẫn thường xuất hiện ở những bệnh nhân trên dưới 20 tuổi. Điều này cũng cho thấy bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Hiện tỉ lệ người bị polyp túi mật trong cộng đồng dao động từ 0,03 - 9%. Số lượng và kích thước của polyp túi mật cũng khá đa dạng, nhưng thường gặp nhất là có một polyp trong túi mật với kích thước nhỏ hơn 10mm.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc, bác sĩ Lưu Phương nhận định: "Có đến 99,99% polyp túi mật dưới 10mm là lành tính, vì vậy chỉ cần chung sống hòa bình và theo dõi định kỳ 1-2 năm/lần. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bệnh nhân rất lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ khi vô tình biết được túi mật có polyp".

Bác sĩ Lưu Phương nhấn mạnh chỉ những trường hợp polyp túi mật trên 10mm thì mới xem xét đến việc phẫu thuật cắt túi mật. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ung thư hóa của các polyp túi mật phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, kích thước, hình dạng và số lượng polyp.

"Nếu polyp lớn hơn 10mm, cách xử lý polyp duy nhất là cắt bỏ túi mật - tức là cắt luôn u lành thì polyp sẽ không bao giờ tái phát. Việc cắt túi mật không ảnh hưởng đến sức khỏe, nghĩa là bạn vẫn sống bình thường dù không có túi mật. Túi mật giống như sổ tiết kiệm, có càng tốt, không có cũng chẳng sao" - bác sĩ Lưu Phương giải thích thêm.

Để phòng tránh polyp túi mật, các bác sĩ khuyến cáo người dân: cần tẩy giun định kỳ, kiểm tra chức năng gan mật, hạn chế ăn chất béo, không để cơ thể quá thừa cân, tập luyện phù hợp thể trạng, tăng cường rau xanh và chất xơ, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá…

Mặc dù sau khi cắt bỏ túi mật, bạn có thể sống bình thường mà không cần túi mật, nhưng bạn sẽ cần phải thay đổi một chút về chế độ ăn của mình.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar