13/09/2010 05:17 GMT+7

Tranh cãi về nguồn nước sông Nile

HẢI MINH
HẢI MINH

TT - Tranh cãi về sử dụng nguồn nước sông Nile, dòng sông dài nhất châu Phi với 6.650km và lưu vực trải khắp 10 quốc gia, đang nóng lên. Các nhà lãnh đạo đòi hủy bỏ một hiệp ước đã tồn tại hơn nửa thế kỷ qua.

Phóng to
Chính phủ Ai Cập đã yêu cầu nông dân phải thu hẹp bớt diện tích canh tác để tiết kiệm nước. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp ở Ai Cập giảm hơn 360.000ha so với năm 2009 - Ảnh: EPA

Ai Cập đã có phản ứng mạnh và lên tiếng bảo vệ “quyền lịch sử” của mình đối với dòng sông này. “Đây là vấn đề sống còn với cả quốc gia Ai Cập. Dòng sông này đáp ứng 95% nhu cầu sử dụng nước của cả Ai Cập” - Los Angeles Times ngày 12-9 dẫn lời Bộ trưởng tư pháp Ai Cập Moufid Shehab khẳng định.

Theo một thỏa thuận năm 1959, Ai Cập, nước ở hạ lưu, có quyền phủ quyết đối với các dự án lớn ở thượng nguồn cũng như sở hữu 55,5 tỉ m3 nước mỗi năm, tương đương 2/3 lưu lượng nước của sông Nile. Tuy nhiên, các nước khác lại cho rằng các hiệp ước ký thời thực dân đó là bất bình đẳng và phải được xem xét lại.

Hồi tháng 5, năm trong số 10 nước ở lưu vực sông Nile là Ethiopia, Uganda, Tanzania, Rwanda và Kenya, đã ký một thỏa thuận không có Ai Cập, trong đó khẳng định họ sẽ dùng nước sông Nile nhiều hơn cho các mục đích nông nghiệp và thủy điện.

Trong khi đó, các nước thượng nguồn muốn đòi có nhiều quyền lợi hơn. “Những gì tiếp theo không phải là Ai Cập có thể ngăn cản điều chắc chắn phải xảy ra” - Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi đáp trả trên truyền hình. Nước này đã xây nhà máy thủy điện Tana-Beles trị giá 520 triệu USD ở hồ Tana trên sông Nile mà không cần sự đồng ý của Ai Cập.

Ông Meles nói nước ông, nơi tình trạng thiếu điện rất trầm trọng và một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, sẽ “xây bất cứ công trình nào tùy thích” trên các phụ lưu của sông Nile.

Những thay đổi về chính trị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thỏa thuận chia sẻ dòng sông. Các tổng thống ở Rwanda và Burundi đều cam kết giành lại quyền sử dụng nước trên sông Nile.

Ông Attia Essawy, chuyên gia về châu Phi thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và chiến lược Al-Ahram, chỉ ra ba vấn đề khiến cuộc tranh cãi về nguồn nước sông Nile càng trở nên gay gắt thời gian qua.

Thứ nhất, nhu cầu về điện và lương thực tăng cao do dân số tăng.

Thứ hai, cảm giác bị đối xử bất bình đẳng của các nước ở thượng nguồn bởi hiệp ước thời thực dân, dù theo nguyên tắc quan hệ quốc tế, những hiệp ước như thế vẫn có hiệu lực chừng nào tất cả các bên chưa nhất trí được việc ký lại một hiệp ước mới.

Thứ ba, liên quan đến Israel, nước vẫn mua nước sông Nile từ Ai Cập, trong khi các nước châu Phi khác không được hưởng lợi gì.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar