14/03/2019 19:57 GMT+7

Tranh cãi căng thẳng bản quyền vở diễn 'Ngày xưa'

THÂN HOÀNG - DIỆP THANH
THÂN HOÀNG - DIỆP THANH

TTO - Phía Tuần Châu Hà Nội và đạo diễn Việt Tú cùng đưa ra nhiều chứng cứ, quan điểm chứng minh bản quyền tác giả trong phiên tòa tranh chấp bản quyền tác giả giữa vở diễn 'Ngày xưa' và 'Tinh hoa Bắc bộ'.

Tranh cãi căng thẳng bản quyền vở diễn Ngày xưa - Ảnh 1.

Đạo diễn Việt Tú tại phiên tòa chiều 14-3 - Ảnh: DANH TRỌNG

Những lùm xùm xung quanh vụ kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi có đến hơn 50 cơ quan báo chí đến dự và đưa tin. Hàng chục khán giả là những người yêu quý kịch bản Ngày xưa cũng như 2 vở diễn Thuở ấy xứ ĐoàiTinh hoa Bắc bộ cũng đến theo dõi phiên tòa xử vào chiều 14-3.

Tại tòa, luật sư Trương Anh Tú, đại diện cho Công ty Tuần Châu Hà Nội, đưa ra chứng cứ về sự hợp tác giữa hai bên trong những ngày đầu xây dựng kịch bản Ngày xưa.Theo đó, ngày 16-11-2015, Công ty CP Tuần Châu Hà Nội (Tuần Châu) và Công ty CP đầu tư tổng hợp truyền thông DS (DS) ký hợp đồng với trị giá hơn 7,3 tỉ.

Phía công ty DS, đại diện là đạo diễn Việt Tú, chịu trách nhiệm xây dựng kịch bản Ngày xưa hay còn gọi là Thuở ấy xứ Đoài phục vụ cho dự án trình diễn thực cảnh.

"Phía công ty Tuần Châu đã thanh toán theo từng đợt quy định tại hợp đồng đến ngày 24-7-2017 là hơn 7,3 tỉ. Các khoản thanh toán phát sinh phục vụ cho vở diễn Thuở ấy xứ Đoài lên tới hơn 5,9 tỉ. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện hợp đồng, công ty DS có những hành vi vi phạm hợp đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích pháp nhân của Tuần Châu", LS Tú trình bày.

LS Tú đưa ra quan điểm kịch bản vở diễn Ngày xưa là sản phẩm do Tuần Châu đầu tư thời gian dài, cơ sở vật chất để tạo nên, do đó công ty là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm này.

Tranh cãi căng thẳng bản quyền vở diễn Ngày xưa - Ảnh 2.

Luật sư Trương Anh Tú đại diện cho Tuần Châu Hà Nội trình bày quan điểm tại tòa - Ảnh: THÂN HOÀNG

Đạo diễn Việt Tú - cha đẻ của vở diễn Ngày xưa - ra tòa với tư cách là bị đơn. Tại tòa, đạo diễn cùng với luật sư đại diện cho công ty DS, đều cho rằng trong hợp đồng có quy định DS được hưởng 10% tổng doanh thu vé bán. DS hoàn toàn không có ý định chiếm đoạt hay chiếm hữu "những gì không thuộc về mình".

Phía DS đã đề nghị với Tuần Châu cùng đăng ký bản quyền nhưng không được. Luật sư của DS đề nghị HĐXX bác đơn khởi kiện của Tuần Châu.

"Tuần Châu luôn chậm thanh toán cho DS. Bất chấp khó khăn, DS vẫn cố gắng hoàn thành hợp đồng, chỉ diễn trong thời gian ngắn nhưng vở diễn đã được sự hưởng ứng của công chúng", luật sư nói.

Trả lời câu hỏi đã làm gì cho Tuần Châu sau khi ký hợp đồng, đạo diễn Việt Tú nói: "Đây không phải đặt hàng, tôi là người sáng tạo. Tuần Châu hoàn toàn tin tưởng sự sáng tạo của tôi. Lúc đặt hàng chưa biết tôi làm gì, tùy ý tưởng của tôi".

Đạo diễn Việt Tú cho biết ông không bao giờ tự ý đi đăng ký bản quyền. Bằng chứng là 2 email đã gửi cho phía Tuần Châu, thậm chí còn giới thiệu luật sư chuyển đăng ký bản quyền nhưng không nhận được hồi đáp.

Khi luật sư hỏi đạo diễn có sẵn sàng trả lại quyền chủ sở hữu tác phẩm Ngày xưa hay không, ông Việt Tú khẳng định: "Tôi sẵn sàng trả họ nếu họ thực hiện các nghĩa vụ. Hiện tại Tuần Châu đang nợ tiền tôi, họ có nghĩa vụ phải trả tiền theo phụ lục hợp đồng. Họ cố tình không trả, sau đó Tuần Châu thay đổi nhiều nhân sự, vụ việc tiếp tục diễn ra rất lòng vòng".

Tranh cãi căng thẳng bản quyền vở diễn Ngày xưa - Ảnh 3.

Toàn cảnh phiên tòa thu hút sự quan tâm của truyền thông và dư luận - Ảnh: DANH TRỌNG

Đạo diễn Việt Tú khẳng định đến đây không phải vì tiền, đến đây vì quyền tác giả, nghệ sĩ của mình. DS đề nghị Tuần Châu phải xác nhận vở Tinh hoa Bắc bộ là vở phái sinh của Ngày xưa.

Phiên tòa kết thúc phần tranh tụng lúc 19h. Chủ tọa tuyên bố HĐXX sẽ nghị án kéo dài, sáng 20-3 tuyên án.

Hội Nghệ sĩ sân khấu: "Tinh hoa Bắc bộ là vở diễn phái sinh của Ngày xưa"?

Phiên tòa xử vụ tranh chấp bản quyền tác giả giữa vở diễn Ngày xưa (hay còn gọi là Thuở ấy xứ Đoài) và Tinh hoa Bắc bộ chiều 14-3 có diễn biến bất ngờ khi chủ tọa công bố một số tài liệu liên quan.

Chủ tọa cũng cho biết hai nhân chứng là ông Chu Lượng và Đinh Công Đạt khẳng định ý tưởng đưa sân khấu ra ngoài thiên nhiên của đạo diễn Việt Tú có từ rất lâu rồi. Sau đó, đạo diễn Việt Tú đã thể hiện ý tưởng này qua kịch bản Ngày xưa.

Chủ tọa công bố nội dung công văn của Hội Nghệ sĩ sân khấu trả lời tòa: chương trình có nhiều điểm giống nhau về cơ bản, cả 2 đều có chung ý tưởng dàn dựng cảnh nhằm tôn vinh vẻ đẹp của làng quê… Về kết cấu, câu chuyện, nội dung có điểm giống nhau, chỉ khác tên gọi, bài hát, nhiều phân cảnh giống nhau.

Hội này nhận thấy 2 chương trình đều giống nhau ý tưởng, trang phục, đạo cụ… Trường hợp Tinh hoa Bắc bộ có sau mà sử dụng gần như toàn bộ diễn viên, trang phục vốn được sử dụng cho Thuở ấy xứ Đoài thì Tinh hoa Bắc bộ không được coi là sáng tạo nghệ thuật, mà chỉ coi là vở diễn phái sinh.

TTO - Vở diễn thực cảnh ở Sài Sơn làm khán giả một lần nữa thán phục sự sáng tạo tiên phong của đạo diễn Việt Tú từ khởi đầu với Cơn ác mộng của người thợ may, rồi bất ngờ bằng Tứ Phủ và giờ là Thủa ấy xứ Đoài...

THÂN HOÀNG - DIỆP THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar