16/10/2022 14:19 GMT+7

Trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng: Chị cố cứu em, còn mình bị cuốn trôi theo dòng nước xiết

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Nước lên quá nhanh, Thảo quyết dắt 3 đứa em lội về phía cửa lần theo dòng người chạy lụt. Thấy em út tuột tay giữa dòng, em vội lao theo vớt được em trai lên tấm ván, còn mình thì mãi chìm theo dòng nước.

Trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng: Chị cố cứu em, còn mình bị cuốn trôi theo dòng nước xiết - Ảnh 1.

Bà con lối xóm đến dọn dẹp nhà của Thảo sau khi nước rút. Trên tường còn in hằn mép nước cao quá đầu người - Ảnh: T.H.

Trận ngập lụt lịch sử tối 14-10 để lại trong người dân Đà Nẵng nỗi ám ảnh kinh hoàng. Với người dân nơi xóm nghèo ở đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, nỗi ám ảnh đó còn lớn hơn khi hay tin cô bé Võ Huỳnh Nguyên Thảo (16 tuổi) đã ra đi giữa dòng nước lớn.

Cố cứu được em, còn chị thì nằm lại

Sáng 16-10, khi nước rút hết, để lại sình lầy nhão nhoẹt phủ lối vào con kiệt nhỏ ở xóm trũng đường Mẹ Suốt, không khí u ám bao trùm lên xóm nghèo.

Bà con quanh xóm gác lại việc nhà, mỗi người một tay dọn dẹp những ngổn ngang trong căn nhà chừng hơn 35 mét vuông ẩm thấp của Thảo, rồi chạy lo hậu sự cho em.

Nhắc đến chuyện đêm 14-10, ai nấy còn bàng hoàng. Họ chưa thể tin ngay giữa thành phố này, con nước có thể nuốt chửng mạng người trong trận lụt chưa từng có tiền lệ.

Ông T., hàng xóm của Thảo, kể lại tối hôm đó nước lên quá nhanh. Khi nước lớn, bà con quanh xóm hô hoán nhau chạy đến nơi cao ráo để tránh lụt.

Nghe tiếng kêu chạy lụt, Thảo quyết dắt theo 3 đứa em lội về phía cửa lần theo dòng người. Nước đổ về rất xiết. Hai em kế Thảo đã kịp bám lấy cánh cửa sắt an toàn, còn Thảo bồng theo đứa em út hơn 4 tuổi lội ra thì bị vấp té. Thấy em út tuột tay giữa dòng, Thảo vội lao theo vớt được em trai lên một tấm ván.

"Bà con xung quanh thấy vậy chạy lại cứu được ba đứa nhỏ. Còn cháu Thảo đã bị cuốn trôi một đoạn xa. Khi người dân vớt được cháu lên thì đã không cứu được nữa rồi" - ông T. xót xa.

Trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng: Chị cố cứu em, còn mình bị cuốn trôi theo dòng nước xiết - Ảnh 2.

Anh Tuấn (ba của Thảo) thất thần trước mất mát quá lớn - Ảnh: T.H.

Một mình chăm 3 đứa em để ba mẹ đi làm xa

Ngồi thất thần trước di ảnh con gái, anh Võ Anh Tuấn (ba của Thảo) nước mắt chảy dài. Anh Tuấn kể vì gia đình kinh tế khó khăn mà hai vợ chồng anh phải lặn lội ra làm thuê tận Huế và Quảng Trị. Thảo ở nhà vừa đi học vừa thay cha mẹ chăm 3 đứa em.

Khi hay tin dữ, vợ chồng anh vội vã trở về nhưng vì dòng xe bị chặn lại ngay hầm Hải Vân do sạt lở, nên đến sáng hôm qua 15-10 mới về được đến nhà. Hai vợ chồng đau xót nhìn thi thể con lạnh ngắt, không khỏi ân hận và tự trách mình không ở cùng con khi mưa bão.

Mẹ Thảo, chị Huỳnh Thụy Nguyên Hương, cho biết em là con đầu và ý thức hoàn cảnh gia đình nên rất rắn rỏi. Sáng sớm em dậy đi chợ, nấu ăn lo cho các em ăn uống, đưa em đến trường rồi mới đi học.

"Lúc nào con cũng động viên ba mẹ an tâm. Thảo ơi, chừ con nằm đây răng ba mẹ an tâm cho được. Đau quá con ơi!" - chị Hương khóc nghẹn.

Em út của Thảo ngồi trong lòng mẹ vẫn lơ mơ chưa hiểu chuyện gì. Ai nhắc đến Thảo, cậu bé ngây ngô nói: "Chị Hai không chết đâu. Chị Hai nằm ngủ đó".

Nhìn cậu bé thoát chết nhờ vòng tay của chị mình, bà con chòm xóm không khỏi xót xa.

Trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng: Chị cố cứu em, còn mình bị cuốn trôi theo dòng nước xiết - Ảnh 3.

Sáng 16-10, lãnh đạo Thành Đoàn Đà Nẵng đã đến thăm, động viên gia đình em Thảo. Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đứng ra kêu gọi chung tay hỗ trợ gia đình em - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Thảo năm nay học lớp 11, Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2. Biết hoàn cảnh Thảo khó khăn, nhà trường cùng bà con lối xóm, cộng đồng mạng ở Đà Nẵng đã liên tục chia sẻ thông tin kêu gọi hỗ trợ gia đình.

Ông Đinh Lương Y, giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2, cho biết gia đình Thảo rất khó khăn. Ba mẹ phải đi làm ăn xa nên em phải lo toan cho các em còn nhỏ. Trung tâm đã cử giáo viên và đại diện Đoàn thanh niên túc trực tại nhà em hỗ trợ lo hậu sự cho Thảo.

Thợ sửa xe từ Nông Sơn ra Đà Nẵng giúp bà con có xe máy bị ngập

TTO - Một nhóm thợ sửa xe máy lặn lội từ huyện miền núi Nông Sơn (Quảng Nam) ra TP Đà Nẵng hỗ trợ sửa xe máy giúp người dân sau ngập lụt.


ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar