30/12/2020 08:50 GMT+7

Tràn lan quảng cáo học thuê, thi thuê

HOÀI NHI - PHẠM TRANG
HOÀI NHI - PHẠM TRANG

TTO - Học thuê, thuê học đang là dịch vụ khá quen thuộc ở một số trường cao đẳng, đại học. Chỉ cần vài trăm nghìn, sinh viên có thể dễ dàng tìm được người học thuê, thậm chí là thi thuê để qua môn, tốt nghiệp đúng hạn.

Tràn lan quảng cáo học thuê, thi thuê - Ảnh 1.

Thông tin học thuê, thi thuê tràn lan trên các diễn đàn, mạng xã hội

Tham gia vào một nhóm trên mạng xã hội có tên "Người học & Người thi", chúng tôi bất ngờ trước hàng loạt bài đăng cần tìm người học thuê, thi thuê.

Công khai

Khi chúng tôi liên lạc hỏi thông tin để nhận học thuê, V.Đ. (sinh viên Trường ĐH Kinh tế - luật TP.HCM) đã nhanh chóng gửi thời khóa biểu môn học kèm theo những dòng tin nhắn: "Mình phải đi làm nên thuê người học trọn khóa cho tiện. 

Ngày 28-12 sẽ bắt đầu học. Mình sẽ gặp bạn trước để đưa thẻ sinh viên vì phải có thẻ mới vào gửi xe và dự lớp học được. Mức giá cho 9 buổi học trong vòng 5 tuần là 1 triệu đồng chưa bao gồm chi phí thi thay".

Hầu hết những người nhận học thuê trên một số diễn đàn chuyên cung cấp và đăng thông tin về dịch vụ này đưa ra các mức giá học thuê nhưng mặt bằng chung là 150.000 - 200.000 đồng/buổi.

P.K. - sinh viên Trường ĐH Sài Gòn - cho biết chỉ nhận học thuê vào thứ năm và thứ bảy hằng tuần để kiếm thêm thu nhập. "Mình đi phụ quán ăn cả ngày nhưng lương có khi lại không bằng một buổi đi học thay cho các bạn sinh viên ở một số trường. 

Mình chỉ cần đến lớp để ghi tên điểm danh thay, sau đó ngồi đến hết giờ thì về. Công việc này vừa nhàn vừa không tốn nhiều công sức, lại có thêm khoản tiền ổn định" - K. nói.

Liên lạc với người tên V. (sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) trên diễn đàn dịch vụ học thuê tại TP.HCM để nhờ học thuê và thi hộ một số môn đại cương, V. đề nghị cung cấp thông tin cá nhân, địa điểm và giờ học cụ thể. Sau đó V. liên tục hỏi: "Có bị kiểm tra thẻ sinh viên không? Bạn thi môn gì? Tự luận hay trắc nghiệm? Đề thi có dễ không? Bắt đầu thi khi nào?".

Khi được hỏi về mức giá cho từng buổi học, V. đưa ra những yêu cầu cụ thể: "Mình đã đi học thuê ở rất nhiều trường. Nếu học 4 tiếng và chỉ điểm danh thì 150.000 đồng/buổi. Có khi mình còn được thưởng thêm. Nếu có chép bài nữa thì mình sẽ lấy 180.000 - 200.000 đồng/buổi. Nếu học lâu dài thì mình có thể giảm giá".

Hàng trăm sinh viên nên khó bị phát hiện!

T.T.T. - sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết tình trạng thuê học, học thuê diễn ra thường xuyên ở một số trường ĐH nhưng phần đông sinh viên đều xem đó là điều bình thường! 

Cứ cách vài tuần, trên các diễn đàn hội nhóm dành cho sinh viên lại xuất hiện nhiều thông tin đăng tuyển tìm người học thay. Bài vừa đăng cách vài phút đã có hàng loạt bình luận nhận lời đi học thuê kèm theo mức giá đề nghị.

Sinh viên nhờ người đi học hộ với nhiều lý do như bị ốm, bận đi làm thêm, muốn có bằng tốt nghiệp nhưng không có thời gian đi học hay đơn giản là... không thích đi học. Có những sinh viên thuê người học luôn vài tháng các môn chuyên ngành hoặc đại cương.

P.T.V. - sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ: "Đi học thuê giống hệt như lúc mình học trên giảng đường. 

Vì học đại cương, lớp đông có cả hàng trăm sinh viên nên việc thầy cô phát hiện chuyện học thay là rất khó. Giảng viên đứng lớp không thể kiểm soát và nhớ rõ hết mặt của từng sinh viên nên mình cũng không quá lo lắng".

Không chỉ học thuê, thuê học, vào một nhóm kín hỗ trợ sinh viên học thuê, thi thuê có hơn 12.000 thành viên để đăng tin tìm người học thuê, chúng tôi còn nhận thêm những lời mời chào hấp dẫn như: 

"Mình có thể nhận làm thay tiểu luận, báo cáo thực tập, đánh máy, chỉnh sửa văn bản, Powerpoint thuyết trình. Bài làm uy tín chất lượng, đảm bảo luôn đúng hạn. Giá cả có thể thỏa thuận. Bạn nào có nhu cầu liên hệ trực tiếp số điện thoại...".

Xử lý nghiêm

Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13-8-2007 ghi rõ: Người học hộ hoặc nhờ người khác học hộ tùy theo mức độ sẽ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Người tổ chức học, thi, kiểm tra hộ, tổ chức làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

TS Trần Đình Lý (phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM):

Quản lý chặt

thay ly

TS Trần Đình Lý

Việc quản lý sinh viên và siết chặt kỷ luật trong phòng thi luôn được trường quan tâm. Sinh viên khi tham dự bất kỳ kỳ thi nào đều phải xuất trình thẻ sinh viên để cán bộ coi thi kiểm tra, đối chiếu.

Thẻ sinh viên có hình ảnh từ hệ thống quản lý ngay từ khi nhập học và được tích hợp đồng thời là thẻ ngân hàng và tài khoản của sinh viên nên hạn chế được hiện tượng làm giả thẻ sinh viên.

Ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM trước đây có 2 kỳ thi quan trọng có xảy ra hiện tượng thi hộ và nhờ thi hộ là kỳ thi đánh giá chuẩn đầu ra ngoại ngữ và chuẩn đầu ra tin học.

Tuy nhiên, hiện nay nhà trường đã tăng cường kiểm tra thẻ sinh viên, đối chiếu với danh sách hình sinh viên khi đăng ký dự thi, đối chiếu với danh sách, hình của sinh viên khi học tại trường, trao đổi các thông tin cơ bản khi phát hiện nghi vấn thi hộ, thi thay.

Quy chế học vụ của trường quy định rất rõ: nếu phát hiện sinh viên có hiện tượng thi hộ và nhờ người khác thi hộ sẽ bị kỷ luật đình chỉ 1 năm học và nếu tiếp tục bị phát hiện lần 2 sẽ bị buộc thôi học.

Ths Hoàng Thị Thoa (phó giám đốc trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM):

Ưu tiên số 1 vẫn là việc học

co thoa

Ths Hoàng Thị Thoa

Nhiều sinh viên đi làm thêm được va chạm, học hỏi kinh nghiệm từ lý thuyết qua thực tế, đồng thời có thêm thu nhập để trang trải việc học tập và sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên cái hại với nhiều sinh viên là không biết cách phân bổ thời gian học tập và đi làm hợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập cũng như công việc làm thêm. Thực tế có rất nhiều sinh viên đi làm thêm đến mức bỏ bê việc học, thuê người học thuê, thi thuê, thậm chí nghỉ học và lãng phí thời gian 4 năm học.

Sinh viên phải xác định việc đi làm thêm là để hỗ trợ việc học tập nhằm phát triển nghề nghiệp sau này. Ưu tiên số 1 của sinh viên vẫn phải là học tập.

Hải Phòng phá đường dây thi thuê kỳ thi THPT quốc gia

TTO - Công an Hải Phòng vừa phát giác, triệt phá một đường dây thi hộ với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi ở một số địa phương trong kỳ thi THPT quốc gia 2015.

HOÀI NHI - PHẠM TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Trương Cẩm Đào - lớp 12/20 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) - đã giành được học bổng 100.000 CAD từ University of Toronto.

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar