03/01/2007 05:34 GMT+7

Trân Châu Cảng - 65 năm sau - Kỳ 1: Bình minh rực lửa

BINH NGUYÊN
BINH NGUYÊN

TT - Tôi đến Hawaii đúng vào dịp người Mỹ tổ chức lễ 65 năm tưởng niệm sự kiện Trân Châu Cảng bị tấn công 7-12-1941. Chiếc Boeing 747 quá cảnh từ sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) chở chúng tôi cất cánh trong đêm, sáng sớm hôm sau đáp xuống sân bay Honolulu (Hawaii, Mỹ) đúng vào thời khắc 65 năm về trước những chiếc máy bay Nhật bổ nhào oanh kích Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Mọi người đi trên máy bay ai cũng ưu tư về quá khứ.

Đó là một vùng đất kỳ lạ. Đất Mỹ nhưng không nằm trong lục địa châu Mỹ mà chơi vơi giữa Thái Bình Dương bao la. Đó là nơi lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ bị tấn công với trận không kích Trân Châu Cảng kinh hoàng. Đó cũng là nơi tên gọi chiến tranh năm nào giờ đây luôn được nhắc đến với hình ảnh hòa bình: Hawaii - thiên đường hạ giới.

Phóng to
TT - Tôi đến Hawaii đúng vào dịp người Mỹ tổ chức lễ 65 năm tưởng niệm sự kiện Trân Châu Cảng bị tấn công 7-12-1941. Chiếc Boeing 747 quá cảnh từ sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) chở chúng tôi cất cánh trong đêm, sáng sớm hôm sau đáp xuống sân bay Honolulu (Hawaii, Mỹ) đúng vào thời khắc 65 năm về trước những chiếc máy bay Nhật bổ nhào oanh kích Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Mọi người đi trên máy bay ai cũng ưu tư về quá khứ.

Bấm vào đây để xem video clip

Ký ức đau buồn

Tôi đã nhiều lần xem các bộ phim về trận đánh Trân Châu Cảng như: Pearl Harbor, Tora - Tora - Tora, Chiến hạm Yamamoto..., cảm giác kinh hoàng về trận đánh năm nào xua tan trong tôi khi Trân Châu Cảng hiện ra trước mắt hôm nay thật thanh bình. Bình minh cũng rực rỡ ánh mặt trời như 65 năm trước, hàng đoàn người nhiều màu da từ khắp nơi về đây với hoa trên tay xếp hàng vào Căn cứ hải quân Trân Châu Cảng (Pearl Harbor Navy Base).

Phóng to

Đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona ở Trân Châu Cảng (đảo Oahu, bang Hawaii, Mỹ) - Ảnh: NPS

Ông Daniel Martinez - người phụ trách công viên quốc gia Trân Châu Cảng - tóm tắt lại cái ngày tủi buồn của quân đội Mỹ một cách trung thực, ông luôn cho rằng để xảy ra thảm họa một phần là do sự chủ quan của người Mỹ.

Ông nói: “Lúc 7g55 sáng 7-12-1941, người dân ở Hawaii thanh bình đang còn chìm trong giấc ngủ say nồng, những chiến hạm xếp hàng neo đậu dài suốt vùng vịnh thì bất ngờ 353 chiến đấu cơ từ các hàng không mẫu hạm Akari, Shokuka... của quân đội Nhật hoàng lao đến tấn công Trân Châu Cảng, nơi có đến 130 chiến hạm của Hạm đội 7 Thái Bình Dương - Mỹ đang thả neo. Thật đáng tiếc, bởi trước đó hải vọng đài Pali của Mỹ đã phát hiện qua vô tuyến số lượng máy bay khổng lồ này nhưng họ cho rằng đó là máy bay của Mỹ từ các hàng không mẫu hạm USS Enterprise đang đậu ở phía bắc Hawaii bay về tập trận nên không phát lệnh báo động. Lúc ấy chỉ huy phòng thủ Hawaii còn đang mải mê đánh golf”. Sáng sớm 7-12-1941 là một bình minh rực lửa không thể nào quên của người Mỹ.

Ông Daniel Martinez còn cho biết: “Sử sách Mỹ luôn khẳng định đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ bị tấn công. Nó giống như cuộc khủng bố ngày 11-9-2001, nước Mỹ bị tấn công từ máy bay. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, nước Mỹ chính thức tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 mà trước đó Mỹ chỉ đứng ngoài lề như một nhà cung cấp khí tài quân sự, tiền bạc... cho phe đồng minh chống phát xít”.

Phóng to

Các cựu binh Trân Châu Cảng thả vòng hoa tưởng nhớ đồng đội trong lễ tưởng niệm 65 năm sự kiện Trân Châu Cảng - Ảnh: Binh Nguyên

Bài học hòa bình

Cảng Trân Châu nằm trên đảo Oahu hiện nay vẫn hoạt động bình thường, những con tàu chiến, những hàng không mẫu hạm vẫn ra vào cảng. Nhưng ở những vị trí các chiến hạm bị đánh chìm trước đây, người ta dựng lên những bia tưởng niệm là những khối bêtông trắng; nơi chiến hạm USS Arizona bị đánh chìm là một tòa nhà bêtông, phần trang trọng nhất trên đó đặt tấm bia cẩm thạch khổng lồ ghi danh 1.177 thủy thủ đã chìm theo con tàu xuống đáy vịnh.

Kể từ năm 1949, khi người Mỹ quyết định đặt đài tưởng niệm ở Trân Châu Cảng, số lượng người đến tham quan USS Arizona tăng rất nhanh. Nếu như năm 1981 chỉ có hơn 800.000 lượt người đến thăm thì năm 1991 đã có 1,4 triệu người từ khắp thế giới tìm về nơi này. Năm nay, kỷ niệm lần thứ 65 sự kiện Trân Châu Cảng, đơn vị quản lý công viên quốc gia Trân Châu Cảng cho biết có khoảng 1,5 triệu lượt du khách đặt chân đến đây. Đặc biệt trong tuần lễ tưởng niệm (từ 7 đến 13-12-2006), các cựu binh từng trú đóng ở Trân Châu Cảng còn sống trở lại tham gia nhiều hoạt động như họp mặt, tổ chức hội thảo, trao tặng kỷ vật, cung cấp thông tin...

Theo ông Daniel, năm 2006 có thể là năm cuối cùng tổ chức ngày lễ họp mặt cho các cựu binh Trân Châu Cảng, vì theo thống kê của Hoa Kỳ, số cựu binh Trân Châu Cảng hiện nay chỉ còn khoảng 500 người và đa số đã ở tuổi 80-90, việc tổ chức họp mặt rất khó khăn.

Đợt không kích đầu tiên ngày 7-12-1941 diễn ra với 183 máy bay đã thả bom và phóng ngư lôi làm nổ tung chiến hạm USS Arizona, mang theo xuống lòng biển 1.177 thủy thủ vừa tỉnh ngủ. Chiếc USS Oklahoma đậu gần đó cũng trúng thủy lôi và lật úp, mang theo 400 lính thủy chết kẹt trong lòng tàu.

Các chiến hạm khác như California, West Virginia, Maryland, Pennsylvania, Tennessee cũng trúng bom và ngư lôi. Riêng chiếc USS Nevada dự định thoát ra cửa vịnh nhưng viên chỉ huy tàu đã dũng cảm cho tàu nằm yên hứng bom vì nếu ra cửa cảng sẽ chặn lối ra vào cảng.

Đợt không kích thứ hai diễn ra vào lúc 9 giờ với 170 máy bay tham chiến, các căn cứ trên bờ, các sân bay phụ như Hickam, Wheeler, Bellow... cũng bị tấn công dữ dội.

Cuộc tấn công đồng loạt và bất ngờ kéo dài đến 9g50, chỉ trong vòng hai giờ tập kích quân đội Nhật đã tiêu diệt tám thiết giáp hạm, sáu tuần dương hạm và khu trục hạm, phá hủy 270 máy bay và 4.498 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Tôi cùng đoàn du khách có nhiều cựu binh Trân Châu Cảng theo tàu ra thăm đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona. Một không khí trầm mặc, lắng đọng bao trùm khối bêtông màu trắng. Ở khu vực bia ghi danh các quân nhân tử nạn, nhiều cựu quân nhân đã bật khóc khi tìm thấy tên đồng đội của mình trên tấm bia.

Ông Don Stratton, 84 tuổi, cựu quân nhân tàu USS Arizona, nói: “Năm năm một lần, tôi và những đồng đội lại trở về đây cùng với con cháu. Ai đã từng trải qua chiến tranh mới thấy sự khát khao hòa bình. Cảm nhận sự khủng khiếp của chiến tranh để người Mỹ có được những bài học hòa bình”.

Năm nay, ông Stratton cùng hơn 400 cựu binh Trân Châu Cảng tề tựu về đây, rải xuống lòng vịnh những vòng hoa tươi cho đồng đội đã nằm lại vĩnh viễn dưới lòng biển sâu. Nhiều người mang cả con, cháu cùng đi, những đứa trẻ Mỹ chưa một lần biết đến chiến tranh sau khi nghe những câu chuyện, lời kể từ cha ông đã không cầm được nước mắt.

Ông John, 83 tuổi, một cựu lính thủy sống sót trên con tàu USS San Francisco, cùng gia đình gồm hàng chục con, cháu, chắt đến từ tiểu bang California, cho biết: “Thoát khỏi biển lửa ngày ấy là một điều kỳ diệu, giá trị của sự sống là vĩnh cửu, tôi không bao giờ muốn con cháu mình phải lao vào cuộc chiến ở bất cứ nơi đâu. Tôi đến đây để cầu nguyện cho đồng đội và cầu nguyện cho hòa bình”.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, hằng ngày những người lính thủy ở Trân Châu Cảng vẫn làm lễ thượng cờ và hạ cờ trên đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona, bởi họ tin rằng trong lòng xác chiến hạm còn hàng ngàn quân nhân và con tàu vẫn đang hoạt động.

Một điều ít ai biết là khi chìm, chiến hạm này còn hàng triệu gallon dầu trong khoang và 65 năm qua mỗi ngày nó rỉ ra vài gallon dầu, những váng dầu cứ bồng bềnh trên mặt nước ở khu vực đài tưởng niệm. Người ta tin đó là linh hồn của những người lính nên họ không cho khóa van dầu lại, trừ khi những người sống sót cuối cùng đều ra đi, khi ấy con tàu mới hoàn tất sứ mạng buồn bã của mình...

Hai chữ Pearl Harbor giờ đây có sức hút lạ kỳ. Lịch sử đau thương của Trân Châu Cảng năm nào được tái hiện thành một thương hiệu, một nền kinh doanh chuyên nghiệp. Chỉ tiếc là nhiều người đến đây biết rành rẽ về những địa chỉ vui chơi, mua sắm, thăm thú hơn là sự kiện làm nên Trân Châu Cảng.

Kỳ tới: Thương trường trên chiến trường xưa

BINH NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar