03/03/2025 21:10 GMT+7

Trần ai như... chia di sản thừa kế

Khi người thân qua đời để lại di sản, không ít trường hợp gặp rất nhiều gian nan trong việc phân chia thừa kế, thậm chí phải dắt díu kiện nhau ra tòa.


Nên chăng thành lập cơ quan chủ động giải quyết chia thừa kế? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trừ trường hợp chỉ duy nhất một người thừa kế, khi có nhiều người đồng thừa kế thì cũng dễ phát sinh tranh chấp, nhất là khi chỉ có một đồng thừa kế ở trong căn nhà là di sản thừa kế.

Lợi dụng việc quản lý di sản, người này dễ gây khó khăn cho các đồng thừa kế khác khi sử dụng nhà.

Gần 100 tuổi còn dắt díu nhau ra tòa kiện chia thừa kế

Một người em gây khó khăn cho các anh chị mình ngay cả trong ngày giỗ bậc sinh thành, thậm chí còn thay ổ khóa cửa để các đồng thừa kế khác không thể vào nhà sau đó. 

Để chia di sản, những người còn lại chỉ còn cách kiện ra tòa.

Ai cũng biết quá trình kiện ra tòa không chỉ tốn tiền đóng án phí, phí thi hành án, thuê luật sư, định giá tài sản, đi lại hầu tòa… Đặc biệt là thời gian giải quyết rất lâu người đi kiện mới có thể nhận phần di sản mình thừa hưởng. 

Cá biệt, vụ bà N.T.L. (SN 1931, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) cùng năm anh em kiện người em khác của bà ra tòa để chia thừa kế căn nhà cha mẹ để lại tại quận 8. 

Vụ kiện bắt đầu từ năm 2002, bản án phúc thẩm thứ hai có hiệu lực từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa thể thi hành án. Các nguyên đơn nay người trẻ nhất đã 75 tuổi, người già nhất đã 96 tuổi. Còn bà L. đã qua đời năm 2021. 

Vấn đề phát sinh là số tiền bà L. được thi hành án nay trở thành di sản của bà với sáu người con thừa kế. Nếu họ không thỏa thuận được thì lại phải kiện ra tòa để tiếp tục… chia di sản thừa kế.

"Đỏ con mắt" tìm giấy tờ hộ tịch xưa 

Một trong những vướng mắc khác của việc khai nhận di sản hoặc kiện chia thừa kế chính là giấy tờ hộ tịch để chứng minh quan hệ nhân thân với người để lại di sản. 

Đối với những người sinh ra và qua đời sau năm 1975 thì giấy khai sinh, khai tử có thể yêu cầu cơ quan quản lý hộ tịch cung cấp dễ dàng, khi mà hệ thống dữ liệu hộ tịch đã được số hóa trong cả nước. Còn giấy tờ hộ tịch của những người sinh ra và qua đời trước năm 1975 tại miền Nam thì rất khó tìm. 

Chị N. (ngụ TP.HCM) thừa kế thế vị một phần di sản từ bà ngoại (mẹ chị qua đời trước bà cụ), nhưng không có giấy khai sinh của mẹ mình vì bà sinh từ năm 1955 tại một tỉnh khác. 

Chị N. liên hệ từ UBND phường đến phòng tư pháp huyện và sở tư pháp tỉnh bạn, đều được trả lời là không thể cấp bản sao giấy khai sinh của mẹ chị N.

Chưa kể giấy khai sinh của bà ngoại chị N. và giấy khai tử của ông bà cố ngoại của chị thì không biết xin cấp ở đâu, vì đa số các cụ sinh từ những năm 1900 - 1945 ở miền Nam, nhiều địa phương không còn lưu giữ sổ bộ hộ tịch và hồ sơ bản án thế vì khai sinh từ thời thuộc Pháp…

Một "nghịch cảnh" khác trong việc khai nhận di sản thừa kế là sai sót về họ, tên của người để lại di sản. 

Một gia đình ở huyện Bình Chánh có cha mẹ qua đời đã lâu, nhưng chưa thể làm thủ tục phân chia di sản vì trong giấy khai sinh của một trong các con, bà mẹ đã khai một cái tên khác với giấy tờ hợp pháp của mình. 

Để không rơi vào cảnh éo le trên, người dân cần kiểm tra lại giấy tờ hộ tịch của các thành viên lớn tuổi trong gia đình mình sinh trước năm 1975 tại miền Nam. 

Nếu không còn giấy khai sinh thì các cụ có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh tại UBND cấp xã nơi mình thường trú.

Thất thoát hoặc "đóng băng" di sản

Tại Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. 

Trường hợp di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. 

Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản: lập danh mục di sản; bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản...

Hiện nay rất hiếm có trường hợp các đồng thừa kế thỏa thuận lập văn bản cử người quản lý di sản. Và cũng rất hiếm trường hợp di sản của người chết được thống kê đầy đủ, cả bất động sản lẫn động sản, kể cả tiền, vàng, đá quý, cổ vật… 

Do đó, dễ dẫn đến thất thoát một phần di sản của người chết để lại.

Mặt khác, theo Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm (đối với bất động sản), 10 năm (đối với động sản), kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 

Quả thật 30 năm đối với bất động sản là quá dài để các đồng thừa kế kiện yêu cầu chia di sản. Trong thời gian đó, bất động sản không thể mua bán, chuyển nhượng, góp vốn… 

Nếu là đồng thừa kế không giữ di sản thì phải kiện ra tòa để yêu cầu chia di sản, trong khi người giữ di sản lại được lợi và có thể được hưởng trọn di sản nếu quá thời hiệu mà các đồng thừa kế khác không khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. 

Đây là điều không công bằng đối với các đồng thừa kế khác.

Thiết nghĩ cần xây dựng cơ chế thành lập cơ quan hoặc đơn vị có thẩm quyền chủ động giải quyết chia di sản thừa kế trong vòng 1 - 2 năm sau khi người chết để lại di sản, nhằm giảm bớt việc cho tòa án trong giải quyết tranh chấp di sản thừa kế; khắc phục tình trạng thời hiệu phân chia hoặc tranh chấp di sản kéo dài quá lâu như hiện nay. 

Khi đó, các đồng thừa kế cũng thuận lợi hơn trong việc sang tên phần di sản của mình và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Thay di chúc chung vợ chồng bằng di chúc khác

Theo Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005, vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Đến Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ 1-1-2017) không còn quy định về di chúc chung vợ chồng, riêng những di chúc chung vợ chồng đã lập trước khi bộ luật này có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực.

Hiện nay có một số vụ di chúc chung vợ chồng đang bị vướng, không thể khai nhận di sản khi một người qua đời trước. Bởi vì Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết".

Có trường hợp người vợ qua đời đã nhiều năm, nhưng căn nhà của hai vợ chồng vẫn phải… để yên đó, người chồng và các con không thể khai nhận di sản vì chưa đến thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản của người vợ.

Việc sửa đổi di chúc chung vợ chồng đã được công chứng hiện nay cũng bất khả thi vì không còn đủ cả hai vợ chồng để quyết định việc sửa đổi đó.

Vì vậy, những trường hợp đã lập di chúc chung vợ chồng mà cả hai đều còn sống thì nên làm thủ tục hủy hoặc thay di chúc chung vợ chồng bằng di chúc khác để tránh cảnh di sản của người vợ hoặc người chồng chết trước bị "đóng băng".

Con riêng của vợ tôi mất thì có phải chia thừa kế cho cha ruột của cháu không?

Con riêng của vợ tôi được chúng tôi nuôi lớn, vậy nếu con mất thì tài sản của con có chia cho cha ruột của cháu không?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin lời ‘mở thẻ nhận hoa hồng không mất phí’, cô gái bị lừa hơn trăm triệu

Với thủ đoạn tìm người có nhu cầu làm thêm dưới hình thức mở các khoản vay trên ví điện tử Momo, ví trả sau, mở các thẻ tín dụng ngân hàng để nhận hoa hồng… 2 nghi phạm đã lừa đảo hàng chục người trên cả nước, chiếm hơn 2 tỉ đồng.

Tin lời ‘mở thẻ nhận hoa hồng không mất phí’, cô gái bị lừa hơn trăm triệu

TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID

Công an TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, địa phương ở TP.HCM về việc tổ chức cho người dân góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID.

TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Tài xế ô tô ra trình diện công an

Cảnh sát cho hay lúc 8h40 ngày 10-5, anh N.B.A. (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) - tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy - đã đến cơ quan công an làm việc.

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Tài xế ô tô ra trình diện công an

Long An rà soát cung cấp thông tin dự án liên quan vụ án Công ty cây xanh Công Minh

Chủ tịch UBND tỉnh Long An chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát các dự án từ 2019 đến 2023 để phục vụ điều tra vụ án liên quan Công ty TNHH cây xanh Công Minh.

Long An rà soát cung cấp thông tin dự án liên quan vụ án Công ty cây xanh Công Minh

Truy tố 17 người trong đại án đất đai ở Vũng Tàu

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành cáo trạng truy tố 17 người trong đại án liên quan đến đất đai xảy ra Vũng Tàu.

Truy tố 17 người trong đại án đất đai ở Vũng Tàu

Bắt thêm 3 người liên quan bảo kê mặt biển, giết người

Liên quan vụ tranh chấp ngư trường ở Kiên Giang, công an bắt thêm 3 người về tội 'giết người' và 'hủy hoại tài sản'.

Bắt thêm 3 người liên quan bảo kê mặt biển, giết người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar