13/01/2025 10:22 GMT+7

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS được nâng lên cao thêm 3,2km

Ngày 12-1 (giờ Việt Nam), quỹ đạo của Trạm Vũ trụ quốc tế ISS đã được nâng lên cao thêm 3,2km để chuẩn bị đón tàu vũ trụ Soyuz MS-27 cũng như 'tiễn' tàu Soyuz MS-26 trở về Trái đất.

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS được nâng lên cao thêm 3,2km - Ảnh 1.

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS - Ảnh: NASA

Theo thông báo của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga Roscosmos, các động cơ của tàu vũ trụ vận tải Progress MS-28, được kết nối với module dịch vụ Zvezda của phân đoạn Nga của Trạm Vũ trụ quốc tế ISS, đã khởi động lúc 20h45 ngày 11-1 (giờ Matxcơva, tức 0h45 ngày 12-1 theo giờ Việt Nam).

Dữ liệu sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cơ khí (thuộc Roscosmos), các động cơ này đã hoạt động trong 1.155 giây, tạo ra xung lực 1,8 m/giây. Kết quả là tầm cao trung bình của quỹ đạo trạm được nâng thêm 3,2km và đạt 416,710km.

Roscosmos cho biết việc điều chỉnh quỹ đạo này cần thiết để chuẩn bị cho tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-26 hạ cánh. Điều này cũng liên quan đến kế hoạch phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-27 mới vào quỹ đạo và kết nối với ISS.

Hiện tại ISS do các phi hành gia Roscosmos gồm Ivan Vagner (phóng viên đặc biệt của TASS tại ISS), Alexey Ovchinin và Alexander Gorbunov, các phi hành gia thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Donald Pettit và Nick Hague, cũng như các đồng nghiệp của họ là Barry Wilmore và Sunita Williams điều hành.

Soyuz MS-27 sẽ đưa đến ISS phi hành đoàn của chuyến thám hiểm dài hạn thứ 73 gồm có các phi hành gia Sergei Ryzhikov và Alexey Zubritsky của Roscosmos, phi hành gia Jonathan Kim của NASA. Còn Alexey Ovchinin, Ivan Vagner và Donald Pettit sẽ trở về Trái đất trên tàu Soyuz MS-26.

Hai phi hành gia kẹt lại ISS vẫn chưa thể về nhà

Trong số các phi hành gia đang ở trên ISS, hai nhà du hành Barry Wilmore và Suni Williams đã ở trên trạm gần 7 tháng.

Hai người này vốn lên ISS bằng tàu Starliner do Boeing chế tạo vào tháng 6-2024 và lẽ ra chỉ ở lại trạm vũ trụ 8 ngày. Tuy nhiên, họ đã bị "mắc kẹt" ngoài không gian do các vấn đề kỹ thuật của tàu Starliner.

Kế hoạch trước đó của NASA là đưa họ trở lại vào tháng 2-2025. Tuy nhiên, NASA đã thay đổi kế hoạch và dự kiến chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, sẽ được triển khai sớm nhất là vào tháng 3-2025.

Với lịch trình mới, thời gian lưu trú của hai nhà du hành này sẽ kéo dài thêm ít nhất một tháng, nâng tổng thời gian ở lại ISS của họ lên gần 10 tháng.

NASA hoãn chuyến bay 'giải cứu' phi hành gia kẹt trên ISS

Sau khi đưa các phi hành gia của NASA lên ISS vào đầu tháng 6, tàu Starliner đã phải 'neo đậu' trong 2 tháng qua do trục trặc động cơ đẩy và rò rỉ khí heli.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar