11/12/2022 09:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trái tim yếu ớt của Aram

TTO - "Bố ơi, bố ở đâu rồi. Mẹ ơi, mẹ ra hướng sông xem có bố không", cô gái gầy gò, đen trùi trụi Lơ Mu K Aram vừa chạy vừa kê hai bàn tay lên miệng làm loa mà gọi. Tiếng gọi yếu ớt không đủ vang vọng nhưng cũng báo hiệu cho làng xóm phụ cô tìm cha.

Trái tim yếu ớt của Aram - Ảnh 1.

Cuối tuần, Aram vượt 45km về nhà kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải cho tuần tiếp theo - Ảnh: M.VINH

Cha của Lơ Mu K Aram (20 tuổi, ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) bị động kinh nặng. Ông thường bỏ nhà đi cho đến khi được tìm thấy nằm vật vạ yếu ớt ở đâu đó. Mỗi lần đi tìm cha là mỗi lần nơm nớp lo lắng vì không biết chuyện gì sắp rớt xuống ngôi nhà nghèo khó giữa bản làng của cô.

Tan vỡ giấc mơ

Rồi một ngày, những bước chạy hớt hải, những tiếng gọi tìm cha khi ở quê nhà đã kéo Aram ra khỏi cơn hôn mê. Năm 2020, đang ngồi trong lớp học ngành hướng dẫn viên du lịch một trường trung cấp tại TP.HCM, Aram tối sầm mặt mày, gục xuống bàn. 

"Em chạy đi tìm bố, gọi khắp làng, chạy về hướng bờ sông, cây cỏ xước vào người. Em thấy bố nằm co quắp người bên bờ sông. Em hét lớn. Và choàng dậy. Mở mắt, thấy bạn học cùng lớp vây quanh nói em đã hôn mê hai ngày và nếu đưa vô viện trễ 10 phút thôi, chắc em đã chết rồi", Aram kể.

Aram bị hở van tim và đau thần kinh liên sườn. Cô gái người dân tộc Cil trụ lại TP.HCM thêm hai tháng, vừa đi học vừa đi viện điều trị. Cô ở nhờ một nhà thờ để không tốn tiền trọ. Nhưng những lần ngất xỉu trên giảng đường thêm dày, Aram phải rời TP.HCM, tan vỡ ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch.

Về lại xóm nghèo của người Cil, ai thuê gì cô làm nấy, đi cắt cỏ, hái cà phê, dọn vườn... kiếm sống qua ngày. Lịch nhập viện mỗi lúc một dày, lại ốm yếu nên làm cũng chậm, thiếu người lắm người ta mới thuê Aram. Nói vậy nhưng Aram vẫn cố đi làm, cố kiếm người chịu thuê mình vì nếu không cả nhà Aram đâu có gì để ăn. 

Cả nhà sáu người nhưng chỉ có Aram và mẹ - bà Lơ Mu K Bên (38 tuổi) - có thể lao động kiếm sống. Ngoài cha, đứa em kế Aram cũng mắc bệnh như cha nên đã nghỉ học. Người em trai khác của Aram cũng nghỉ học đi làm phụ gia đình nhưng hiện không làm gì được do gãy tay khi đi chở cà phê thuê.

Bà Lơ Mu K Bên nói: "Vừa rời bệnh viện về là nó hỏi có ai thuê gì cho nó đi làm cùng. Một phần nó mua thuốc, một phần nó đưa tôi mua gạo, còn ít nó để dành, nó bảo sẽ đi học lại". Aram tiếp lời mẹ: "Em đi học cho em sau này, với làm gương cho đứa em út, mình không đi học thì nó cũng bỏ ngang. Tương lai cả nhà không biết sẽ thế nào".

Mình chỉ mong khỏi bệnh 50% thôi cũng được để học như mọi người, sau này quay về làng làm giáo viên.

LƠ MU K ARAM

Sáng đi học chiều vào viện

Bệnh tình không khá hơn, cái nghèo vẫn còn nguyên nhưng Aram đã quay lại giảng đường. Mùa tuyển sinh vừa rồi, Aram trúng tuyển vào Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ở hành lang giảng đường, nhóm bạn đi ngang hỏi: "Cả tháng rồi không gặp, mày khỏe lại chưa?". 

Một cô giáo đi qua, thấy Aram liền dừng lại: "Con sao vậy, sao lại đứng ở đây, vào phòng đi gió lạnh đấy". Aram người xanh xao, gầy gò chỉ cười nhẹ và chào lại. Hai tháng đi học, Aram nằm viện hết một tháng.

Cứ mỗi chiều thứ sáu cô lại rời ký túc xá về nhà kiếm việc làm để có tiền trang trải cho cả tuần. Lần gần nhất Aram nằm viện hết một tuần ở quê, cô được đưa vào bệnh viện từ rẫy cà phê! Mỗi tháng, Aram phải tốn hơn 10 triệu đồng tiền thuốc, toàn những loại không có trong danh mục bảo hiểm y tế. 

"Gần đây mình không uống thuốc nữa, không đủ tiền mua, mà mỗi lần uống cả vốc thuốc cũng chịu không nổi", cô kể.

Aram ở một góc nhỏ trong ký túc xá, nơi có những bịch cá khô được chia nhỏ, hàn kín miệng được mua ở chợ đầu làng, kèm rau. 40.000 đồng là toàn bộ tiền thức ăn của Aram một tuần. Bữa ăn "sang chảnh" nhất từ khi lên Đà Lạt nhập học là những bánh đậu khuôn được cô bán hàng để giá rẻ rồi dọn hàng sau buổi chợ chiều. 

"Thích nhất được ăn cơm cùng bạn ở căng tin nhưng phải dành tiền uống thuốc nên mình không dám", Aram nói, rồi đưa ánh mắt nhìn xuống dưới chân mình.

Aram ngại nói với người khác về gia cảnh, bệnh tình của mình vì sợ được đối xử ưu ái và khác biệt với mọi người. Với cô gái người Cil ấy, mỗi sáng thức dậy còn được tới giảng đường đã là quá may mắn.

"Không uống thuốc để dành tiền mổ tim"

Bà Lơ Mu K Bên kể động viên con mua thuốc uống nhưng Aram từ chối. Aram nói với mẹ không uống thuốc để dành đến khi đủ 100 triệu đồng thì xuống TP.HCM mổ tim, uống thuốc chỉ để giữ bệnh không nặng thêm. Gần đây, dù uống nhiều thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm nên Aram đánh liều.

"Tôi năn nỉ đủ điều mà nó nhất định bỏ thuốc. Tôi cố đủ cách cũng chỉ được một phần tiền mua thuốc cho con mỗi ngày. 100 triệu đồng với nhà tôi là một gia tài quá lớn, tôi không lo nổi" - bà K Bên dứt lời, quay mặt nhìn vào căn nhà tình thương cũng xơ xác như hoàn cảnh của mỗi thành viên trong gia đình.

Tiếp sức đến trường: 'Chở' tương lai con trên xe hàng rong của mẹ

TTO - Dù biết chỉ dựa vào xe hàng rong của mẹ sẽ khó lo đủ cho con trong suốt 4 năm sắp đến, người mẹ đơn thân tin rằng nếu con được tiếp sức đến trường, bà sẽ thực hiện được ý nguyện nuôi con trai học xong đại học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar