23/12/2014 15:20 GMT+7

​Những chiến binh săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ

HOÀNG HÀ MAI
HOÀNG HÀ MAI

TTO - Khuất sâu trong vùng biên giới giáp ranh với Myanmar có một bộ tộc nổi tiếng - bộ tộc của những chiến binh Naga Konyak dữ tợn lẫy lừng, sống tại làng Longwa. 

Toàn cảnh làng Longwa - bên kia là những cánh rừng thăm thẳm, bên này là vùng đất trồng trọt màu mỡ của Ấn Độ

Là vùng đất xa xôi miền đông bắc Ấn Độ, bang Nagaland có 16 bộ tộc khác nhau, trong đó người Konyak là những chiến binh có lịch sử oai dũng nhất, chuyên tấn công các làng mạc để cướp đất đai và mở rộng quyền cai trị.

Họ thường lập làng ở các vùng đất cao, nơi có tầm quan sát tốt và dễ phát hiện kẻ thù đến tấn công.

Thế hệ cuối cùng

Trong quan niệm của bộ tộc từ nhiều thế kỷ nay, người Konyak là những chiến binh săn người dữ tợn. Đến tận những năm 1940, tục lệ săn người này mới bị cấm.

Giết chết và cắt đầu kẻ thù được coi là nghi lễ trưởng thành cho mọi thanh niên, chỉ khi hoàn thành nghi lễ này họ mới được ban cho những hình xăm uy thế trên mặt.

Thế hệ chiến binh người Konyak cuối cùng

Những chiến binh già như Pangshong (trong hình trên) thuộc thế hệ chiến binh cuối cùng ở Nagaland, thế hệ cuối cùng với những hình xăm mang dấu tích những cuộc chiến. Chính quyền ghi nhận vụ săn người gần nhất là từ năm 1969.

Trên tường nhà của người Konyak treo rất nhiều loại đầu của muông thú: trâu rừng, hươu, lợn nòi, chim mỏ sừng và mithun (một loài thuộc họ bò được thấy ở vùng đông bắc Ấn Độ) - dấu tích sau mỗi chuyến đi săn.

Trước kia thủ cấp của kẻ thù được treo lên tường, còn từ khi có luật cấm, chúng được đem đi chôn bên ngoài khu làng.

Các loại đầu chim thú treo trên tường
Nhà ở của người Konyak 

Nhà ở đây được làm bằng tre, rất rộng rãi và thường có nhiều gian. Những gian lớn tạo ra đủ không gian để cả gia đình vừa quây quần, vừa nấu ăn, làm chỗ ngủ và bố trí đồ đạc. Bếp lửa luôn được đặt chính giữa nhà. Các loại rau củ, ngô và thịt là thức ăn thường ngày.

Người Konyak ở Naga cũng ăn cơm. Thóc được giã thành gạo và đựng trong các thùng lớn bằng tre ở sau nhà.

Một bộ tộc, hai quốc gia

Làng Longwa đã có từ lâu, rất lâu trước khi đường biên giới Ấn độ và Myanmar được phân chia vào năm 1970. Không thể phân tách cộng đồng này làm đôi, chính quyền hai nước đã quyết định giữ nguyên ngôi làng, bất chấp việc đường phân định chạy qua tách rời hai nửa lãnh thổ về mặt hành chính.  

Đường biên giới thậm chí còn chạy thẳng qua nhà của tộc trưởng, điều này khiến mọi người thường hay nói đùa rằng tộc trưởng ăn tối ở Ấn Độ còn ngủ ở Myanmar.

Cây cột mốc biên giới trong làng một mặt viết bằng chữ Myanmar, còn mặt kia bằng chữ Hinđi
Con trai của tộc trưởng

Tộc trưởng là người đứng đầu bộ tộc, được người Konyak gọi là “Angh”. Mỗi Angh quản lý từ một đến vài làng. Vị trí này thường được truyền từ cha sang con. Các tộc trưởng được phép có nhiều vợ, vì vậy tất nhiên sẽ có nhiều con.

Cậu bé trong ảnh là một trong số các con của tộc trưởng đang quây quần bên bếp lửa.

Thay đổi theo thời gian

Tín ngưỡng của người dân nơi này là tín ngưỡng vật linh, họ tôn thờ các thực thể tự nhiên như sông suối, cây cỏ. Cuối thế kỷ 19, các giáo sĩ Thiên Chúa mới đến đây. Và từ đó cho đến cuối thế kỷ 20, hơn 90% dân số trong toàn bang đã chấp nhận đạo Thiên Chúa. 

Gần như mỗi ngôi làng ở đây đều có ít nhất một nhà thờ.

Nhà thờ Thiên Chúa giáo trong làng Longwa, gần bên cạnh nhà của tộc trưởng

 

Những thay đổi trong làng

Sự xâm lấn của tôn giáo khác đang ngày càng làm mờ nhạt các phong tục xưa cũ.

Những tập tục như rèn luyện các cậu bé trở thành chiến binh, hay những buổi tập trung trong nhà chính “Morung” của làng để kể về lịch sử, đức tin của bộ tộc hầu như mất hẳn.

Những phụ nữ Konyak trong trang phục truyền thống đi lễ nhà thờ vào chủ nhật
Cánh đàn ông tụ họp bên bếp lửa

Trong ảnh, một vài người đàn ông tụ họp bên bếp lửa, nhai trầu, nướng ngô và ôn lại những kỷ niệm vui buồn một thuở.

Thói quen mang đồ trang sức sặc sỡ cũng thay đổi nhiều. Trước kia cả cánh đàn ông lẫn phụ nữ  đều đeo những chiếc vòng cổ và vòng tay. 

Những chiếc vòng cổ có mặt bằng đồng cho nam giới từng mang ý nghĩa biểu trưng cho số lượng đầu kẻ thù mà anh ta đã chặt.

Đồ trang sức của một phụ nữ trong làng

Nằm xa khuất xa hẳn thế giới văn minh, những ngôi nhà gỗ mái lá trong làng Longwa là một bộ sưu tập lộng lẫy của truyền thống.

Tuy nhiên những ngôi nhà xây, mái tôn lại là minh chứng biết nói về sự thay đổi đang âm thầm diễn ra ở góc nhỏ hoang thẳm này.

Cuộc hôn phối khó cưỡng giữa quá khứ và thực tại sẽ mang lại điều gì, chưa ai có thể trả lời được cả.

Wanlem, cô gái người Konyak giã gạo để nấu cơm
HOÀNG HÀ MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Sau sáp nhập, tỉnh mới này sẽ sở hữu hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam, trong top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có cảnh sắc thơ mộng, trữ tình.

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Ngủ trên vách núi cheo leo cao 1.600m: Trải nghiệm mạo hiểm mới tại Hồ Nam, Trung Quốc

Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ trên chiếc giường treo lơ lửng ở độ cao 1.600m, tất nhiên là với đầy đủ trang thiết bị an toàn.

Ngủ trên vách núi cheo leo cao 1.600m: Trải nghiệm mạo hiểm mới tại Hồ Nam, Trung Quốc

Du lịch Nam Trung Bộ tỉnh nào cũng 'bội thu' dịp lễ 30-4

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, ngành du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ đều có các chỉ số về du khách, doanh thu tăng cao so với cùng kỳ nghỉ lễ năm ngoái.

Du lịch Nam Trung Bộ tỉnh nào cũng 'bội thu' dịp lễ 30-4

Rượu Bàu Đá, nem chợ Huyện, bún cá Quy Nhơn hớp hồn du khách

Lễ hội văn hóa ẩm thực Bình Định lần 2 với hàng trăm món ngon khai mạc tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn đêm 1-5 thu hút hàng ngàn du khách.

Rượu Bàu Đá, nem chợ Huyện, bún cá Quy Nhơn hớp hồn du khách

Vịnh Vĩnh Hy chật kín du khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Sáng 30-4, khách du lịch nườm nượp đến Ninh Thuận để khám phá vịnh Vĩnh Hy và tham quan trải nghiệm vườn nho. Nhiều cơ sở lưu trú ở Vĩnh Hy và chủ vườn nho phải hoạt động hết công suất để phục vụ du khách.

Vịnh Vĩnh Hy chật kín du khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Nghỉ lễ 30-4 bắt đầu sôi động: Du khách đổ về các điểm du lịch nổi tiếng

Ngày nghỉ lễ đầu tiên trong dịp 30-4, nhiều điểm đến trên cả nước như Fansipan, Hạ Long, Cát Bà, Đà Nẵng... đông đúc, sôi động.

Nghỉ lễ 30-4 bắt đầu sôi động: Du khách đổ về các điểm du lịch nổi tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar