24/11/2014 16:18 GMT+7

Trách trường "giết" sinh viên vì muốn được dạy tốt, học tốt

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Những tranh luận về việc dạy, việc học ở trường Đại học tiếp tục sôi nổi. Bên cạnh luồng ý kiến "sinh viên phải biết tự học" là những lập luận: "được quyền đòi hỏi chất lượng đào tạo tốt".

SV tham gia trò chơi tập thể trong vòng thi tuyển thứ hai của CLB Rec miền Nam tại công viên Thỏ Trắng - Ảnh tư liệu

Các trường ĐH hiện nay đang tuyển sinh vào đào tạo theo thị hiếu, nhu cầu của người học hay nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp?

Rõ ràng có tình trạng các trường gom cho đủ số sinh viên các khoa, các ngành trường có để đào tạo (không thể đào tạo một lớp, một ngành chỉ có vài ba sinh viên vì vấn đề chi phí). 

Mạnh trường nào trường đó tuyển sinh đào tạo, trường nào cũng có khoa quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, marketing, công nghệ thông tin… dẫn đến nguồn cung lớn hơn cầu

Như vậy, cái sai thứ nhất nằm ở chỗ: không có thống kê nhu cầu sử dụng lao động thực tế xã hội.

Cung và Cầu không gặp được nhau từ đó dẫn đến thất nghiệp, không có việc làm…

Lưu ý, ở đây chỉ nói đến giáo dục đào tạo, không nói đến tình hình kinh tế, doanh nghiệp phá sản. Kinh tế lúc tăng lúc giảm, lúc khó khăn lúc thuận lợi, thất nghiệp xảy ra ở mọi quốc gia, chỉ khác nhau là nhiều hay ít, ngắn hạn hay dài hạn, đáp ứng nhu cầu xã hội hay không?

Như vậy, chúng ta thấy các trường ĐH, CĐ đào tạo theo nhu cầu của học sinh THPT và tiềm lực sẵn có của trường mà không màng đến nhu cầu thực tế đầu cuối là doanh nghiệp, công ty, tổ chức sử dụng lao động.

Thực trạng này sẽ còn kéo dài nếu không có thay đổi như đã nói trên.

Mặt khác, chương trình đào tạo lạc hậu, máy móc, nặng lý thuyết, thiếu thực hành, thực tế, đào tạo cho có… không đáp ứng được yêu cầu đầu cuối là nơi sử dụng lao động nên ra trường dù có bằng đại học và mất 4 năm đào tạo nhưng vẫn phải đào tạo lại từ những kỹ năng cơ bản nhất (tin học văn phòng, soạn thảo văn bản) đến chuyên sâu…

Và đặc biệt là thiếu trầm trọng hoặc không có các kỹ năng mềm như: ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, tính tự giác - những điều đơn giản nhất để bước vào đời, đi làm.

Như vậy, về chuyên môn, không phù hợp hoặc mất cân đối cung cầu dẫn đến thừa thiếu nhân lực dẫn đến thất nghiệp và làm trái ngành nghề. 

Tốt nghiệp cho có tấm bằng làm trang sức nhưng thiếu chất lượng và thực tế.

Như kiểu công thức: 

- Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp = hoàn thành nghĩa vụ bản thân, hoàn thành nghĩa vụ với gia đình;

- Nhà trường cấp bằng = hoàn thành nghĩa vụ đào tạo,

Còn công ăn việc làm thì “phó mặc cho đời, phó mặc cho số phận”, nguồn nhân lực đã qua đào tạo từ Trung cấp, CĐ, ĐH dư thừa nhưng không đáp ứng nhu cầu sử dụng dẫn đến thất nghiệp;

Tổ chức sử dụng lao động thiếu nguồn nhân lực, tuyển dụng nhưng không đáp ứng nhu cầu, thiếu chất lượng chuyên môn, không phù hợp, phải đào tạo lại sẽ dẫn đến mất nhiều thời gian và chi phí, rủi ro cao, nhân sự thiếu tính chuyên nghiệp nên không có gì đảm bảo để nhân sự tồn tại phát triển cùng nơi tuyển dụng.

Hùng Nguyễn (Hải Long)

+ Đồng ý là chúng tôi có than thân trách phận, nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng từng ngày để sửa đổi sai lầm đó. Ở đây, tôi không muốn khoe, dù tôi cũng có trách trường ĐH nhưng tôi vẫn ra trường với tấm bằng loại giỏi và xin vào một công ti nước ngoài làm việc.

Điều ở đây tôi muốn nói là gì? Tôi mong những người "lớn", những người đã tốt nghiệp đại học hơn mười năm xin hãy có một cái nhìn chân thật hơn về ĐH. Các bạn không phải trong tình trạng như chúng tôi đã từng trải qua, xin các bạn đừng nói những điều các bạn chỉ thấy trên bề nổi bên ngoài.

Ẩn Danh

+ Có lẽ chúng ta nên hiểu vấn đề mà các bạn sinh viên đang muốn phản ánh ở đây là các bạn đang bị cung cấp một chương trình đào tạo kém chất lượng. Còn những góp ý theo kiểu là sinh viên phải tự học không phải không đúng, nhưng lại chưa đi được vào bản chất vấn đề: khách hàng bị cung cấp dịch vụ kém thì phải làm sao.

Trâm Anh

+ Rõ ràng, một thực tế hiện nay chúng ta thường chứng kiến, các trường đại học đang chạy đua theo lợi nhuận mà không nhìn lại chất lượng dịch vụ giáo dục. 

Liệu các sản phẩm của mình có chất lượng hay không? Công tác giảng dạy thì mang tính lý thuyết, lan man tổng quát rất nhiều mà không thực tế và khi sinh viên mới tốt nghiệp thì không dễ dàng xin được việc làm tốt vì thiếu kinh nghiệm...

Hơn thế nữa nhiều trường đại học chưa khuyến khích hay "ép" sinh viên phải tự vận động, tự nghiên cứu tìm hiểu cái mới.

Trong khi đó, việc này chỉ phổ biến ở những trường đại học top trên.

Điều cuối cùng, mỗi bản thân chúng ta phải biết tự học, tự cập nhật chứ không ai - không trường đại học nào có thể cung cấp hết tất cả kiến thức được.  

Hữu Tín 

TTO tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Dự kiến công chức bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" có thể bị bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn, hoặc bị cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu.

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Dù được cơ quan quản lý đất đai thông báo tài sản phong tỏa là của người khác, nhưng tòa huyện Trà Ôn, Vĩnh Long vẫn nói 'quyết định có hiệu lực thi hành ngay’.

Tòa Trà Ôn ngăn chặn tài sản của người không liên quan vụ án?

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Sau 10 năm dừng, đoạn nối dài đường Võ Văn Kiệt (2,7km, ở TP.HCM) đang tái khởi động. Thay vì chỉ hoàn thiện phần dang dở, TP.HCM đề xuất kéo dài thêm 11,9km đến tỉnh Long An, tạo thành một trục giao thông xuyên suốt.

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar