28/03/2014 06:25 GMT+7

Trả phí qua cầu của mình

Ông Phạm Đức Nguyên(chủ tịch UBND xã Huống Thượng)
Ông Phạm Đức Nguyên(chủ tịch UBND xã Huống Thượng)

TT - Xã Huống Thượng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) nằm cách trung tâm huyện hơn 10km, nhưng tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên qua sông Cầu. Bởi vậy, người dân chủ yếu vượt sông sang thành phố để làm ăn, công tác...

Phóng to
Gần 30 năm nay, người dân xã Huống Thượng phải trả hàng đống tiền cho việc qua cầu - Ảnh: N.Tùng

Vào những năm 1980, cùng với sự đóng góp của nhân dân, chính quyền địa phương đã cho xây dựng một chiếc cầu treo tại xóm Bầu, có tên là cầu treo Bến Huống. Chiếc cầu dài chừng 50m, rộng 3m, được hoàn thành đã giải quyết nỗi khó khăn của người dân.

"Thực tế dù có sự đầu tư của tỉnh và dùng nguồn vốn nào đi nữa nhưng chiếc cầu đó vẫn có sự đóng góp của người dân trước đây"

Chị Nguyễn Thị Minh (ngụ xóm Cậy, xã Huống Thượng), người đóng góp xây cầu cách đây gần 30 năm, nhớ lại: “Hồi đó cả xã phải góp tiền để làm cầu, do nhà tôi không có tiền nên xã quy đổi bằng 20kg thóc, đó là tài sản không hề nhỏ với gia đình tôi lúc đó. Tuy nhiên, do sự cần thiết của việc xây cầu nên các gia đình chúng tôi đều cố gắng thực hiện”.

Không chỉ đóng góp thóc gạo, tiền của, một số hộ dân thuộc hai thôn Bầu và thôn Trám của xã Huống Thượng còn phải hi sinh bãi khai hoang của mình để làm đường phục vụ việc xây cầu. Ông Tạ Văn Lan (73 tuổi, ở thôn Bầu) cho biết: “Nhà tôi phải đem ruộng bãi đổi cho người dân bên kia sông (thuộc TP Thái Nguyên) để làm đường”.

Bằng sự đóng góp nhiệt tình của người dân Huống Thượng, chiếc cầu mơ ước đã hoàn thành, giúp bà con đi lại đỡ vất vả hơn. Thế nhưng sau đó, chính quyền địa phương liền ra quy định thu phí qua cầu với lý do: để tu sửa cầu và làm cầu mới sau này.

Năm 2005, do cầu xuống cấp nên tỉnh Thái Nguyên đã cho tu sửa và nâng cấp thêm. Thật ra là thay thế những chi tiết trên mặt cầu, lan can... đã hỏng, những phần quan trọng như dây cáp trụ và mố cầu cũ vẫn được giữ nguyên. Việc thu phí tiếp tục được triển khai.

Với hình thức đấu thầu hằng năm, người trúng thầu đứng ra thu phí và nộp tiền vào kho bạc theo mức bỏ thầu, còn lại sẽ được hưởng toàn bộ. Mức thầu hiện nay là 1,115 tỉ đồng/năm.

Với xe máy, một lượt qua cầu người dân phải trả 2.000 đồng. Tính ra trung bình một người nếu mỗi ngày phải qua cầu ít nhất hai lượt bằng xe máy thì hằng năm mất cả triệu đồng. Xã Huống Thượng có tổng cộng mười xóm với 1.562 hộ dân, trong đó có không ít hộ nghèo, với mức chi phí như vậy luôn là gánh nặng cho nhiều gia đình. Trong đó có không ít người phải qua cầu 6-8 lượt/ngày.

Theo quyết định số 12/2010/QĐ của UBND tỉnh Thái Nguyên, mức phí quy định khá thấp, ví dụ xe máy 1.000 đồng/lượt, ôtô từ 8.000-12.000 đồng/lượt... Nhưng thực tế, những người thu phí đã tự ý “đội” giá lên gấp đôi, gấp ba lần, nhất là với ôtô chở hàng.

“Những cây cầu lớn như cầu Gia Bảy (nối giữa TP Thái Nguyên với huyện Đồng Hỷ) thì không có quy định thu phí, cầu treo nhỏ do dân góp sức xây dựng nên thì lại bắt người dân nộp tiền. Chúng tôi thường xuyên kiến nghị được đầu tư xây dựng một chiếc cầu mới, vừa an toàn vừa để nhân dân đỡ tốn kém nhưng vẫn chưa có kết quả” - ông Phạm Đức Nguyên, chủ tịch UBND xã Huống Thượng, nói.

Ông Phạm Đức Nguyên(chủ tịch UBND xã Huống Thượng)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar