17/09/2011 05:48 GMT+7

Trả nợ thay chứ không phải cho không

V.V.THÀNH - P.PHƯƠNG thực hiện
V.V.THÀNH - P.PHƯƠNG thực hiện

TT - Về hàng trăm triệu USD mà Chính phủ vừa cấp bảo lãnh cho bốn dự án Đồng Bành, Thái Nguyên, Tam Điệp, Hoàng Mai (trong số 1,365 tỉ USD Chính phủ đã bảo lãnh cho 16 dự án ximăng), trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Đô (cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính) giải thích:

Phóng to

Ông Nguyễn Thành Đô Ảnh: V.V.T.
TT - Về hàng trăm triệu USD mà Chính phủ vừa cấp bảo lãnh cho bốn dự án Đồng Bành, Thái Nguyên, Tam Điệp, Hoàng Mai (trong số 1,365 tỉ USD Chính phủ đã bảo lãnh cho 16 dự án ximăng), trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Đô (cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính) giải thích:

- Các dự án ximăng nêu trên có thể chỉ gặp khó khăn tạm thời chứ không phải mất khả năng thanh toán, trong thời gian doanh nghiệp (DN) không cân đối được nguồn vốn thì Chính phủ đã đứng ra bảo lãnh nên sẽ trả nợ thay. Đây cũng là thông lệ quốc tế.

Việc Chính phủ trả nợ thay không phải là cho không DN đó, mà DN sẽ phải nhận nợ lại với Bộ Tài chính và phải cân đối nguồn trả nợ trong thời gian không quá năm năm. Sau ba kỳ được Bộ Tài chính trả nợ thay mà DN vẫn không trả được nợ, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý, cần thiết thì xử lý tài sản thế chấp lấy nguồn trả nợ.

* Ngoài các dự án ximăng xin trả nợ thay nêu trên, còn dự án nào cũng gặp khó khăn và Chính phủ sẽ phải trả nợ thay?

- Trước đây Bộ Tài chính đã phải ứng trả nợ thay cho Nhà máy giấy Việt Trì. Trong năm 2011 Chính phủ đã ứng trả nợ thay đợt 2 cho ximăng Tam Điệp 4,55 triệu USD và đợt đầu tiên là 4,22 triệu euro cho ximăng Thái Nguyên.

* Khi hoạt động của DN gặp khó khăn thì Nhà nước đều phải đứng ra thực hiện các nghĩa vụ này, nghĩa là dùng ngân sách do người dân đóng thuế để trả nợ thay cho DN?

- Việc bảo lãnh của Chính phủ nhằm tạo điều kiện làm ăn cho DN, vì làm ăn có khi lỗ có khi lãi. Nhìn chung cho đến nay các DN được bảo lãnh đại đa số đều làm ăn tốt. Nếu để DN “chết” thì không ai được lợi.

Vinashin là trường hợp khác

Về việc trước đây Chính phủ từng phát hành 750 triệu USD trái phiếu quốc tế về cho Vinashin vay lại khác gì với các khoản bảo lãnh dự án ximăng, ông Nguyễn Thành Đô giải thích: việc đi vay về và cho vay lại là Chính phủ đi vay trực tiếp, nghĩa là chủ thể đi vay. Trường hợp vay có bảo lãnh thì DN là chủ thể đi vay, còn Chính phủ chỉ bảo lãnh đằng sau.

Trong trường hợp này khi xảy ra tình trạng khó khăn thì đầu tiên DN phải xử lý, sau đó Chính phủ mới tham gia. Vì vậy nghĩa vụ nợ bảo lãnh là nghĩa vụ nợ dự phòng, còn nghĩa vụ nợ khi Chính phủ đi vay về để cho vay lại là nghĩa vụ nợ trực tiếp.

* Nguồn tiền trả nợ thay này được lấy từ đâu?

- Lấy từ quỹ tích lũy trả nợ là quỹ thuộc ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quản lý. Việc trả nợ thay chỉ bị mất trong trường hợp DN đó không làm ăn được nữa và bị phá sản, nhưng câu chuyện đó chưa xảy ra. Nếu điều này có xảy ra thì giải quyết hướng có thể xử lý tài sản thế chấp, cơ cấu lại hoặc bán DN...

* Điều gây lo lắng là tính an toàn của nợ?

- Mỗi nền kinh tế có đặc điểm khác nhau, sự hấp thụ nguồn vốn đầu tư cũng như hiệu quả khác nhau.

Ở nước ta vay nợ bao nhiêu là vừa? Trước đây trong Quốc hội có ý kiến cho rằng vay khoảng 50% GDP là vừa, nếu ta vượt qua ngưỡng này là vượt ngưỡng an toàn. Nhưng nhiều nước EU quy định 60% mới là vượt quá ngưỡng an toàn, hay một số nước khác quy định cao hơn. Cái đó tùy theo đặc điểm nền kinh tế.

Chúng tôi khẳng định khả năng trả nợ của đất nước vẫn nằm trong phạm vi an toàn chứ không phải cứ nhìn thấy một vài DN làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ... thì coi vay nợ là xấu.

* Khi nói an toàn như vậy là dựa vào các chỉ số nào?

- Có một hệ thống chỉ số để giám sát sự an toàn, ví dụ những chỉ số như tổng số dư nợ/GDP, tổng số trả nợ so với thu ngân sách nhà nước, tổng số nghĩa vụ trả nợ hằng năm so với xuất khẩu, tổng số dư nợ ngắn hạn so với dự trữ ngoại hối... Phải dùng cả hệ thống đó mới đánh giá được bức tranh toàn cảnh.

* Liệu VN nên có trần nợ công và do Quốc hội quy định?

- Cho đến lúc này VN đã quy định trần nợ nước ngoài không quá 50% GDP. Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng chiến lược nợ công thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó sẽ đặt ra vấn đề trần nợ công. Việc này hiện nay đang báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị.

V.V.THÀNH - P.PHƯƠNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Trần Đề khoảng 61.513 tỉ đồng, cần sử dụng khoảng 1.331ha đất và khoảng 148.000ha mặt nước.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025.

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

Sau hơn 20 ngày vận hành thực tế, từ 4h sáng 17-5-2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga hành khách T3.

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'

Việc Mỹ và Trung Quốc quyết định tạm dừng mức thuế quan mới đối đầu trong 90 ngày để đàm phán đã tạo ra một khoảng thở quan trọng.

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'

Đón bình thường mới từ 'hưu chiến' thuế quan

Mỹ - Trung đang ở giai đoạn tạm dừng gia tăng sức ép lẫn nhau. Các doanh nghiệp vẫn đang kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực từ giai đoạn 'hưu chiến' này.

Đón bình thường mới từ 'hưu chiến' thuế quan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar