03/11/2016 14:30 GMT+7

Trả lại tên Trường Tiền cho cầu đang mang biển Tràng Tiền

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TTO - Cầu Trường Tiền sắp được trùng tu, dự kiến sẽ phục hồi một số hạng mục nguyên trạng nhưng không chỉ thế mà các nhà văn hóa còn yêu cầu phải trả lại tên Trường Tiền...

Tấm biển ghi sai tên cầu là Tràng Tiền vẫn còn gắn ở hai đầu cầu Trường Tiền - Ảnh: THÁI LỘC

Ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vừa đề nghị Cục Đường bộ 2 - Bộ GTVT đưa vào phương án phục hồi tất cả bao lơn như nguyên trạng ban đầu của cầu Trường Tiền trong đợt trùng tu sắp tới. 

Song ý kiến của các nhà chuyên môn, nghiên cứu văn hóa Huế không dừng lại ở đó, mà đề nghị trả lại những giá trị độc đáo như nguyên trạng ban đầu.

Hiện trạng cầu Trường Tiền là kết quả cuộc đại tu của Công ty cầu 1 Thăng Long giai đoạn 1991-1995. Không ít người Huế đã ngỡ ngàng vì không còn nhận ra cây cầu “của mình” sau khi nó được đại tu.

Trước tiên ở màu sơn, thay vì màu “dụ bạc” tạo ra sự lóng lánh hòa sắc cùng màu xanh biêng biếc của dòng Hương lờ lững thì bị thay bằng màu sơn nghiêng về trắng đục. Lòng cầu mỗi bên có thêm gờ bêtông nâng hai ống thép lớn và chạy suốt chiều dài của cầu, vừa làm cầu thêm chật, vừa tạo sự thô kệch.

Nhưng mất mát lớn nhất là ở phần lan can hai bên cầu.

Trên mỗi lối này vốn được chia hai phần song song, phần phía trong dành cho xe đạp và phần phía ngoài nền cao hơn vài phân dành cho người đi bộ. Ở mỗi điểm nối vài cầu đều có cái bao lơn hình nửa lục giác nhô ra sông, vừa là điểm dừng chân ngắm cảnh, hóng mát vừa tạo sự mềm mại, duyên dáng cho cầu.

Thế nhưng sau đại tu, lối đi bị cắt hẹp hơn so với lối cũ chừng 1m, đã vậy còn gắn thêm hai đường ống thép lớn. Điều được xem là “thảm họa” chính là người ta cắt bỏ 10 cái bao lơn hình nửa lục giác nhô ra sông nói trên.

Chưa hết, ngay sau đại tu, ở hai đầu cầu bị gắn một biển tên mới là Tràng Tiền, kèm theo tên đơn vị thi công và năm đại tu. Đáng ngạc nhiên là tấm biển này cho đến nay vẫn tồn tại (cùng với tấm biển Trường Tiền được dựng mới sau này).

Trong cuộc khảo sát và tọa đàm có sự tham gia của đại diện Cục Đường bộ 2 (chủ đầu tư), đại diện tỉnh Thừa Thiên - Huế và các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử gần đây, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã nhắc lại về nguồn gốc cái tên Trường Tiền: được lấy theo tên của đơn vị đúc tiền (trường) được lập vào năm 1776, khi chiếm đóng Phú Xuân, chúa Trịnh đã cho thành lập đơn vị đúc tiền ở tả ngạn sông Hương, dùng những vật dụng bằng kim loại thu được của chúa Nguyễn để đúc tiền chuyển ra dùng ở miền Bắc.

Ngoài tên Trường Tiền, các nhà nghiên cứu đề nghị dẹp bỏ mấy đường ống thô kệch, trả lại màu sơn, mở rộng hai lan can như xưa, trả lại 10 cái bao lơn cho cầu và dọn dẹp tạo cảnh quan ở chân cầu phía bắc...

Đại diện Cục Đường bộ 2 cho biết kế hoạch sửa chữa cầu Trường Tiền dự kiến trong năm 2017. Tuy nhiên dự án lần này chỉ là trung tu, không lớn, nên không thể đáp ứng được yêu cầu trả lại nguyên trạng cầu Trường Tiền.

Vị đại diện cho biết chỉ đáp ứng một phần, đề nghị đơn vị thiết kế bổ sung phục hồi 10 cái bao lơn và xem xét thay thế các đường ống thô kệch nói trên. Những phần còn lại không nằm trong dự án lần này.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar