27/11/2019 09:13 GMT+7

Trả doanh nghiệp về với thị trường

TS TRẦN HỮU HIỆP
TS TRẦN HỮU HIỆP

TTO - Nông trường Sông Hậu (NTSH) sẽ thành công ty TNHH hai thành viên với một bên là đại diện vốn nhà nước của TP Cần Thơ, một bên là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Dư luận đang rất quan tâm mô hình này.

Trả doanh nghiệp về với thị trường - Ảnh 1.

Nông trường Sông Hậu thời gian qua chỉ hoạt động cầm chừng, chờ tái cơ cấu toàn diện - Ảnh: C.QUỐC

Vinamilk được chọn làm đối tác, ứng trước 150 tỉ đồng xử lý nợ, tổ chức kinh doanh theo mô hình mới. Dư luận đang kỳ vọng sự hồi sinh và bước ngoặt phát triển mới của một doanh nghiệp vang bóng một thời. Nhưng quan trọng là cách làm, đặc biệt là làm sao trả doanh nghiệp về với thị trường đúng nghĩa.

Khép lại chuyện cũ

Thành lập năm 1979, chuyển đổi từ mô hình nông trường quốc doanh sang doanh nghiệp nhà nước năm 1992, NTSH đi lên từ không đến có, tổ chức huy động các nguồn lực, đầu tư hạ tầng, hình thành một vùng sản xuất rộng lớn 7.000ha với hơn 2.500 hộ nông trường viên, doanh thu trên 1.000 tỉ đồng/năm, đã trở thành lá cờ đầu trong ngành nông nghiệp của cả nước.

NTSH từng được xem là hình mẫu nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, năng động, sáng tạo đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Nơi đây đã có hai Anh hùng là Trần Ngọc Hoằng và Trần Ngọc Sương, là đơn vị hai lần đón nhận danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. Nhưng rồi như chiếc xe mất thắng, lao dốc, 10 năm qua NTSH rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Về bản chất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải trả lời cho ba câu hỏi cơ bản của thị trường là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Mọi hoạt động của doanh nghiệp (dù nó có thể gánh vác thêm các trách nhiệm xã hội và môi trường) vẫn phải đáp ứng mục tiêu chủ yếu và xuyên suốt là đảm bảo hiệu quả lợi nhuận để tồn tại và phát triển. 

Trong thời kỳ ăn nên làm ra, NTSH phải gánh kinh phí cho những phúc lợi công cộng từ chi phí cho giáo dục, trả lương cho đội ngũ giáo viên, cán bộ khuyến nông, đến vay thương mại ngắn hạn để đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm mà sau này được thành lập mới một đơn vị hành chính cấp xã. Chưa kể nhiều khoản "bao cấp" phúc lợi và các kiểu chi phí khác...

Có nhiều nguyên nhân lý giải về "vòng vây nợ nần" dẫn đến "trạng thái rơi tự do" của doanh nghiệp nông nghiệp này. Nhưng có lẽ nổi lên vẫn là bài học từ cơ chế, gánh nặng tài chính mà doanh nghiệp này phải mang vác quá mức, vượt ra ngoài nguyên tắc của kinh tế thị trường và rơi vào "vòng vây" của "bao cấp hành chính" phi thị trường.

Để "hồi sinh" nông trường

Nay trước đòi hỏi mới, việc chuyển đổi mô hình NTSH phải vừa giải quyết yêu cầu trước mắt, vừa tính chuyện lâu dài. Để "giải cứu" thành công, điều kiện tiên quyết là xử "cục máu đông" - món nợ quá hạn ngân hàng 400 tỉ đồng đã được tính đến. Nhưng để "hồi sinh" và phát triển, cần giải quyết tốt nhất ba mối quan hệ cốt lõi.

Một là, mối quan hệ sử dụng đất giữa nông trường và người dân. NTSH chỉ trực tiếp nắm giữ 400ha đất, còn lại hơn 5.800ha đất đang giao khoán cho các hộ dân canh tác. Làm sao để người nông dân gắn bó lâu dài bằng lợi ích, thở cùng hơi thở kinh doanh của nông trường? Vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân đã từng đề xuất chuyển đổi NTSH sang mô hình công ty cổ phần nông nghiệp tổng hợp, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và nông dân bằng phương thức kinh doanh mới, không phải không có lý.

Hai là, mối quan hệ sở hữu, giữa một bên là địa phương góp vốn bằng quyền sử dụng đất và Vinamilk - một thương hiệu lớn đang được kỳ vọng, phải được tôn trọng trong mối quan hệ đối tác sòng phẳng, doanh nghiệp phải thật sự có quyền tự chủ theo luật, không bị hành chính hóa, không đi vào "vết xe cũ" của nông trường trong quá khứ.

Và ba là, quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường. Thất bại trong quá khứ không phải đã xóa sạch những di sản của NTSH để lại. Cơ sở hạ tầng, đất đai, vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, có thể triển khai tốt các ứng dụng công nghiệp mới của nền nông nghiệp hiện đại và không gian phát triển rộng lớn không dễ gì một doanh nghiệp khởi sự ban đầu dễ dàng có được.

Thách thức và động lực

Thương hiệu vang bóng một thời của NTSH cần được hồi sinh và phát triển. Việc chuyển đổi NTSH sang mô hình mới đang được kỳ vọng, nhưng tương lai ra sao, hiệu quả có mang lại hay không phụ thuộc vào cách thức giải quyết ba mối quan hệ trên. Doanh nghiệp cần được trả về với thị trường, vừa là thách thức, vừa là động lực, chấp nhận cạnh tranh để phát triển.

Nông trường Sông Hậu sẽ được giải cứu như thế nào?

TTO - Thành phố Cần Thơ đang chạy nước rút hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Nông trường Sông Hậu (NTSH) sang công ty TNHH hai thành viên. Đây được xem là phương án tối ưu 'giải cứu' nông trường một thời lừng danh này thoát đổ vỡ.

TS TRẦN HỮU HIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar