16/06/2021 08:08 GMT+7

TP.HCM quá ít vắc xin

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, Bộ Y tế sẽ ưu tiên điều tiết cho TP.HCM và Hà Nội để tăng cường độ bao phủ.

TP.HCM quá ít vắc xin - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin AstraZeneca cho cán bộ chiến sĩ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) - Ảnh: BÁ ĐOÀN

Các thông số từ ngành y tế TP.HCM cho thấy tỉ lệ người dân của TP được tiêm ngừa vắc xin vẫn còn quá thấp, trong khi TP.HCM đang là một trong những tỉnh thành có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất cả nước ở thời điểm hiện tại với hàng chục ca mắc mới mỗi ngày.

Một chuyên gia nghiên cứu dịch tễ tại TP.HCM cho biết ngoài việc được chủ động tìm nguồn vắc xin tiêm cho người dân thì các địa phương, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực tự đánh giá vắc xin, bảo quản vắc xin, phân phối tiêm chủng, nhân lực tiêm ngừa và đủ nguồn kinh phí. "Nếu xét các yếu tố trên thì TP.HCM hoàn toàn đủ điều kiện để đáp ứng" - vị này khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, Bộ Y tế sẽ ưu tiên điều tiết cho TP.HCM và Hà Nội để tăng cường độ bao phủ. 

Ngoài ra, theo ông Sơn, chủ trương chung của ngành y tế cũng như Chính phủ hiện nay là cố gắng làm sao mang vắc xin đến cho toàn dân một cách càng nhanh càng tốt.

Tuy vậy khi Nhà nước chưa lo đủ lượng vắc xin, cần có Quỹ vắc xin và sự chủ động từ các địa phương. "Việc chủ động này không phải là mua từ nguồn nhập vắc xin của Nhà nước, mà các địa phương phải tự chủ động liên hệ nhập về, sau đó hòa vào nguồn vắc xin trong cả nước để tiêm cho người dân địa phương" - Thứ trưởng Sơn giải thích.

Theo ông Sơn, trong bối cảnh khan hiếm vắc xin như hiện nay, việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo an toàn, công bằng và hiệu quả. 

Khẳng định chủ trương mọi người dân đều có quyền sử dụng vắc xin, tuy nhiên ông Sơn cho rằng khi Nhà nước chưa thể mua, bao phủ tiêm cho tất cả người dân thì những địa phương nào có thể chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin cũng là rất đáng hoan nghênh.

TP.HCM đang trong giai đoạn tổ chức tiêm vắc xin đợt 3 cho 10 nhóm đối tượng với tổng số lượng khoảng 72.000 liều (hiện tiêm được hơn 10.000 liều). Đây là lượng vắc xin được phân bổ mới nhất mà TP.HCM nhận được.

Tuy vậy, cũng như hai đợt trước, số lượng vắc xin "khiêm tốn" lần này cũng chỉ dùng tiêm cho 10 nhóm đối tượng (có cả lượng người tiêm mũi thứ hai), có nguy cơ cao mắc COVID-19 như làm việc tại cơ sở y tế; người trực tiếp tham gia tổ chức cách ly; sinh viên tình nguyện hỗ trợ ngành y tế; nhóm người cung cấp dịch vụ thiết yếu; các thành viên chỉ đạo phòng chống dịch. 

Ngoài ra còn phải dành một lượng để tiêm cho nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền đang điều trị nội trú dưới 65 tuổi (bệnh thận mãn tính, đái tháo đường...).

90 Đó là số ca nhiễm mới trong ngày 15-6 ở TP.HCM được Bộ Y tế xác nhận. Trong ngày, Việt Nam ghi nhận thêm 402 ca mắc mới (gồm cả 4 ca nhập cảnh), nhiều nhất tại tỉnh Bắc Giang (235), Bắc Ninh (55), kế đến là Bình Dương (12), Hà Tĩnh (3), Lạng Sơn (2), Hà Nội (1). Trong số 398 ca ghi nhận trong nước có 204 ca trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

TÚ ANH

TP.HCM: Gần 11.000 người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong đợt 3

TTO - Đến ngày 15-6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã điều tra truy vết, xét nghiệm và phát hiện 60 nhân viên của bệnh viện dương tính COVID-19. Theo đánh giá ban đầu, có thể nguồn lây từ ngoài đi vào bệnh viện.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Người dân khi cần đến bệnh viện tuyến trên, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương, thì quyền lợi bảo hiểm y tế có được đảm bảo không?

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar