15/12/2014 00:10 GMT+7

​TP.HCM lạc quan từ phân loại rác thải

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, thời gian qua UBND TP.HCM đã triển khai thí điểm và từng bước nhân rộng mô hình phân loại rác thải, nhất là chất thải rắn từ đầu nguồn.

Kết quả bước đầu rất khả quan, ý thức người dân ngày càng chủ động hơn trong việc phân loại rác, góp phần giảm được khá nhiều chi phí ngân sách cho hoạt động chuyên chở, xử lý rác thải.

Từ đầu tháng 11-2014, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố tiếp tục mở rộng mô hình thí điểm đến nhiều quận, huyện trên địa bàn.

Qua gần 1 tháng thực hiện, 60% các hộ dân tham gia chương trình này đã hình thành thói quen phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ khi đổ rác; 33% số hộ dân được đánh giá phân loại rác rất tốt.

Hoạt động thu gom rác đã được chuẩn bị từ trước và có xe tải nhỏ (loại tải trọng 500kg) của chương trình thử nghiệm đưa về trạm xử lý. Theo quy trình, rác hữu cơ sẽ được dùng để phát điện bằng kỹ thuật ủ sinh khí, rác vô cơ sẽ được phân tách xử lý tùy theo để tái chế.

Tại phường Bến Nghé (Quận 1), nơi được triển khai thí điểm gần 1 năm qua, kết quả rất khả quan với hơn 60% người dân trên địa bàn tham gia phân loại rác từ đầu nguồn; 40% các trường hợp chưa phân loại rác đầu nguồn hoặc phân loại rác đầu nguồn chưa thường xuyên vì có những điều kiện đặc thù như đi làm xa, ít có mặt ở nhà vào thời gian thu gom rác.

Theo một cán bộ UBND phường Bến Nghé, tỷ lệ người dân chưa thực hiện phân loại từ đầu nguồn sẽ giảm xuống nhờ hoạt động tuyên truyền đến từng gia đình và các xe thu gom rác của chương trình hoạt động linh hoạt giờ giấc hơn, thay vì chỉ tập trung thu gom rác từ 14 giờ -15 giờ hàng ngày như hiện nay.

Đề cập đến những khó khăn trong việc tổ chức phân loại rác từ đầu nguồn, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, việc đầu tiên là gặp khó khăn về kinh phí do nguồn vận động xã hội hóa còn hạn chế, nên UBND thành phố cần xem xét cấp kinh phí cho một số hạng mục của chương trình.

Thứ hai là chương trình này mang tính cộng đồng, cần chuyển dần sự vận động, giám sát cho các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương cấp phường, xã.

Cấp quận, huyện trở lên nên tập trung vào vận hành kỹ thuật, xử lý trung gian, xử lý cuối cùng và ra các chính sách phù hợp. Muốn thực hiện ở quy mô toàn thành phố, đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng và huy động mạnh các nguồn lực xã hội hóa hơn nữa. 

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh...

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) hợp tác với Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) chính thức ra mắt dịch vụ Nền tảng số dành cho khách hàng doanh nghiệp - Vietbank DigiBiz.

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân tuyển sinh bổ sung

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân TP.HCM đang tuyển bổ sung chỉ tiêu dành cho học sinh không trúng tuyển vào trường công lập. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 25-7-2025.

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân tuyển sinh bổ sung

Điểm tin 8h: Giá xăng dầu giảm mạnh; Vàng miếng SJC vượt 121 triệu đồng/lượng

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 4-7-2025.

Điểm tin 8h: Giá xăng dầu giảm mạnh; Vàng miếng SJC vượt 121 triệu đồng/lượng

Sau sáp nhập, Dĩ An sẽ là nơi 'an cư' của các chuyên gia quốc tế?

Việc Dĩ An trở thành một phần của TP.HCM tạo ra chuyển biến lớn về quy hoạch đô thị, đồng thời mở ra cơ hội phát triển không gian sống hiện đại cho lực lượng chuyên gia đang làm việc tại các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sau sáp nhập,  Dĩ An sẽ là nơi 'an cư' của các chuyên gia quốc tế?

Người dân đóng tiền điện ra sao sau sáp nhập vào TP.HCM?

Từ ngày 1-7-2025, sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM theo nghị quyết của Quốc hội, việc cung cấp và quản lý điện tại hai khu vực này cũng chính thức chuyển giao cho Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC).

Người dân đóng tiền điện ra sao sau sáp nhập vào TP.HCM?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar