10/09/2015 13:37 GMT+7

TP.HCM “đặt hàng” lớn với điêu khắc

QUANG THI
QUANG THI

TT - Hằng năm, TP.HCM có thể mở trại điêu khắc trong nước, hai năm mở trại điêu khắc quốc tế để tìm nguồn tượng phục vụ nhu cầu quy hoạch công cộng TP.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở khu trung tâm TP.HCM là một trong những nơi được nhắm tới cho việc đặt tượng điêu khắc, nhưng các nhà chuyên môn tỏ ra thận trọng với điều này - Ảnh: Quang Định

 Ông Hứa Ngọc Thuận - phó chủ tịch UBND TP.HCM - để ngỏ khả năng này.

Nhiều điêu khắc gia đã tham gia buổi tọa đàm “Điêu khắc trong không gian công cộng tại TP.HCM” do Bộ VH-TT&DL cùng UBND TP.HCM tổ chức diễn ra sáng 9-9 tại TP.HCM, một hoạt động chuẩn bị cho trại điêu khắc quốc tế TP.HCM vào tháng 12-2015.

Các điêu khắc gia chia sẻ một cảm giác hào hứng với tương lai TP cần nhiều tượng trang trí, cơ hội cho sự đóng góp tài hoa và trí óc của họ.

Những nơi nào cần tượng trang trí?

Phần trình bày của ông Bùi Xuân Thu - giám đốc Trung tâm quy hoạch TP - mở ra nhu cầu tượng điêu khắc trang trí không gian công cộng của TP trong tương lai là rất lớn.

Đó là các khu quy hoạch mới ở Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng, phố đi bộ trung tâm TP, các ga tàu điện trên những tuyến tàu điện ngầm, các giao lộ với đường vành đai...

Ở đây có những công viên, khu dân cư, những khoảng trống để có thể đặt tượng công viên, tượng đường phố nhằm tạo không gian thẩm mỹ công cộng, tạo nên bộ mặt một đô thị hiện đại và nhân văn mà TP.HCM đang hướng đến.

Lấy phố đi bộ Nguyễn Huệ và tượng đài Bác Hồ là ví dụ, ông Hứa Ngọc Thuận tỏ ra tâm đắc với hai công trình tạo mỹ quan đô thị này.

Dường như sự thành công của hai công trình công cộng trên đang giúp những nhà lãnh đạo TP thúc đẩy mạnh hơn sự quan tâm đầu tư cho các công trình tạo cảnh quan công cộng.

Ông Thuận cho biết đến năm 2018, khi cảng Ba Son được chuyển đi, phố đi bộ trung tâm sẽ mở rộng về hướng Thủ Thiêm. Khi ấy, sẽ có nhiều khoảng trống không gian công cộng cần được trang trí mà tượng điêu khắc là một giải pháp.

Ông Hứa Ngọc Thuận cũng tiết lộ thông tin là từ lúc kêu gọi đến nay đã có 13 tác giả quốc tế đăng ký tham gia, trong đó các tác giả Nhật, Nga, Mỹ, Áo, Thái Lan đã gửi phác thảo.

“Rõ ràng khi chúng ta bắt đầu triển khai thì các bạn rất quan tâm. Trong tương lai nhu cầu tượng trang trí cũng rất lớn. TP có thể mỗi năm mở trại điêu khắc trong nước, hai năm mở trại điêu khắc quốc tế phục vụ nhu cầu đó!” - ông Hứa Ngọc Thuận cho hay.

Thận trọng nếu đặt tượng ở khu trung tâm

Cũng cần phân biệt là tượng từ trại điêu khắc là tượng đường phố, tượng công viên. Chủ đề sáng tác của những tượng này là các đề tài gần gũi với cuộc sống hằng ngày, với quy mô và kích thước vừa phải, đặt ở công viên hoặc những nơi công cộng.

Đó không phải là những tượng đài được sáng tác về các anh hùng, danh nhân, những sự kiện lịch sử... với kích thước hoành tráng, nhằm vĩnh cửu hóa một giá trị lịch sử, một tấm gương anh hùng, danh nhân nào đó.

Nhà phê bình Nguyễn Quân đã nói lời cảm ơn về việc tổ chức tọa đàm trước khi mở trại, việc làm mà ông cho rằng cần thiết.

Về việc 40 tượng của trại điêu khắc TP.HCM 2015 này được “nhắm” cho trung tâm TP, ông tỏ ra thận trọng: “Khó tưởng tượng một tác phẩm điêu khắc nào có thể chiếm chỗ trên đường Nguyễn Huệ, trước hội trường Thống Nhất hay trên trục đường Lê Duẩn mà không làm hỏng không gian ở đó. Việc này cần có các nghiên cứu sâu sắc về văn hóa, lịch sử và cảnh quan đô thị.

Nên chăng, ta hãy làm các thử nghiệm đưa điêu khắc vào không gian công cộng đông đúc ở những khu mới, quận mới như Thủ Thiêm, Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9... mà trước tiên chỉ nên là trong các khuôn viên đại học, công sở, các công viên hoặc khu dân cư”.

Điêu khắc gia Bùi Hải Sơn cũng chia sẻ ý kiến này. Theo ông, nếu lỡ đưa tượng vào khu trung tâm mà là tượng xấu hoặc tượng đẹp mà không hợp, thì tượng đặt lên rồi cũng khó dỡ đi.

Với 40 tác phẩm của trại điêu khắc TP.HCM lần này, ông Bùi Hải Sơn nghiêng về trang trí không gian kênh Nhiêu Lộc: “Chúng ta không đặt rải rác tượng như những nơi khác đã làm, mà chọn các điểm để quy hoạch vườn tượng. Mỗi khúc kênh Nhiêu Lộc có một vườn tượng, như vậy là hợp lý”.

Ông Vương Duy Biên - thứ trưởng Bộ VH-TT&DL - nêu hiện trạng tượng đặt chi chít bên sông Hương (Huế), tượng bị “bỏ quên” trong vườn ở An Giang, Vĩnh Phúc... để đặt mục tiêu cho trại điêu khắc TP.HCM sắp tới: “Tượng chỉ có thể làm TP đẹp hơn chứ không thể xấu đi, không phá vỡ không gian TP. 40 tượng lần này sẽ xem là thử nghiệm, nếu đẹp thì TP có thể làm tiếp!”.

Và mặc dù ông Hứa Ngọc Thuận cũng nói rằng TP.HCM nên khiêm tốn với hai chữ “đi đầu”, nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng và nhiệt huyết từ UBND TP, kiến trúc sư quy hoạch, điêu khắc gia... thì trại điêu khắc TP.HCM 2015 đang thu hút sự chú ý và kỳ vọng hơn so với các trại từ trước đến nay.

“Món nợ” quy hoạch tượng đài

Bên cạnh tọa đàm về trại điêu khắc quốc tế TP.HCM 2015, ông Hứa Ngọc Thuận cũng nhắc đến việc quy hoạch tượng đài. Ông cho biết UBND TP nhiệm kỳ 2010 - 2015 có hai “món nợ” chưa làm được.

Một là quy hoạch tượng đài TP, hai là tượng đài Nam bộ kháng chiến và tượng đài Thống nhất. Tượng đài Nam bộ kháng chiến và tượng đài Thống nhất hiện đang cân nhắc chỗ đặt.

Nhưng với quy hoạch tượng đài TP, ông Hứa Ngọc Thuận cho biết ông sẵn sàng đặt hàng cá nhân, cơ quan hoặc nhóm tác giả nào có thể hoàn thành cho UBND TP nhiệm kỳ 2015 - 2020.

QUANG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Kim Tử Long sẽ dìu dắt kép trẻ Trọng Nhân trong San Hậu

Vở San Hậu sẽ gặp gỡ khán giả ngày 23-8 tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Đặc biệt vở có tăng cường thêm nghệ sĩ Kim Tử Long.

Kim Tử Long sẽ dìu dắt kép trẻ Trọng Nhân trong San Hậu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar