07/08/2021 10:13 GMT+7

TP.HCM đã tiêm 1,8 triệu liều vắc xin, hơn 7.000 người xung phong hỗ trợ chống dịch

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Số liều vắc xin được tiêm cho người dân TP.HCM những ngày qua liên tiếp tăng cao. Riêng ngày 6-8 đạt 250.243 liều, tăng 28.660 liều so với ngày 5-8 và nâng tổng tố người đã được tiêm từ đợt 5 đến nay lên hơn 1,8 triệu liều.

TP.HCM đã tiêm 1,8 triệu liều vắc xin, hơn 7.000 người xung phong hỗ trợ chống dịch - Ảnh 1.

Nhân viên y tế thăm khám một trường hợp gặp phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: XUÂN MAI

Thông tin trên được ngành y tế TP.HCM cho biết sáng 7-8. Theo đó, trong 250.243 người được tiêm vắc xin vào ngày 6-8 có 120 người phản ứng sau tiêm 30 phút. Đây được xem là ngày thành phố tiêm vắc xin nhiều nhất, tăng 28.660 liều so với ngày 5-8.

Như vậy, tính từ ngày bắt đầu triển khai tiêm vắc xin đợt 5 (ngày 22-7) đến ngày 6-8, TP.HCM đã tiêm được 1.835.461 người, tất cả đều an toàn.

Theo số liệu từ cổng thông tin COVID-19 TP.HCM cập nhật sáng 7-8, trong ngày 6-8, thành phố cho hơn 2.823 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi xuất viện, nâng tổng số ca xuất viện từ đầu mùa dịch đến nay lên 62.106 người.

Sau lời kêu gọi chung tay tham gia hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19 của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vào ngày 25-7, đến ngày 6-8, số lượng đăng ký đã hơn 7.000 người, bao gồm cán bộ y tế cả tư nhân và công lập (khoảng 800 người), cán bộ y tế đã về hưu, lực lượng sinh viên và các ngành nghề khác.

Sở Y tế TP.HCM đã sắp xếp và phân bổ lực lượng này đến các cơ sở y tế có nhu cầu. Thành phố vẫn rất cần sự tham gia đông đảo hơn nữa của lực lượng tình nguyện, nhất là những người có chuyên môn về ngành y như bác sĩ và điều dưỡng.

TP.HCM sẽ tiêm vắc xin người có bệnh hen phế quản và lao ổn định

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam vừa ký văn bản gửi Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện; Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch về việc hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người có bệnh hen phế quản và lao ổn định.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức tiêm vắc xin cho tất cả bệnh nhân hen phế quản ổn định được quản lý trong chương trình hen phế quản.

Đối với bệnh nhân lao ổn định do Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch quản lý điều trị thì tiêm vắc xin tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện thông báo cho những bệnh nhân hen phế quản trên địa bàn đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để được tiêm vắc xin, đồng thời tổ chức tiêm vắc xin cho bệnh nhân lao ổn định được quản lý tại đơn vị.

Trước đó, vào cuối tháng 7, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã gửi đến phòng nghiệp vụ y Sở Y tế về số bệnh nhân hiện đang quản lý nhóm đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng COVID-19.

Theo đó, số bệnh nhân lao đã điều trị ổn định tại các đơn vị quận huyện và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là 6.478, còn bệnh nhân hen phế quản ổn định là 2.831.

Sáng 7-8: Cả nước thêm 3.794 ca COVID-19, thêm 3 trung tâm hồi sức lớn ở TP.HCM

TTO - Sáng nay 7-8, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 3.794 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM 1.836 ca. Hôm nay 3 trung tâm hồi sức tích cực do các các sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, Bạch Mai và Việt Đức (Hà Nội) điều trị sẽ hoạt động ở TP.HCM.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất, ngành y tế TP.HCM sẽ sớm tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo.

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Một bệnh nhi suýt phải mất thị lực vĩnh viễn do xử lý dị vật không đúng cách, may mắn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị kịp thời.

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar