29/06/2021 08:55 GMT+7

TP.HCM xét nghiệm tầm soát COVID-19: 500.000 mẫu/ngày sao cho an toàn?

XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG
XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG

TTO - Rút kinh nghiệm từ các lần trước, ghi nhận trong ngày 28-6, nhiều nơi tại TP.HCM đã triển khai công tác lấy mẫu theo kế hoạch của TP.HCM an toàn, nhanh chóng.

TP.HCM xét nghiệm tầm soát COVID-19:  500.000 mẫu/ngày sao cho an toàn? - Ảnh 1.

TP.HCM sẽ mở đợt lấy mẫu toàn thành phố thay vì chỉ tập trung vào 5 quận huyện có nhiều ca dương tính - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các biện pháp mới được thực hiện như phát phiếu thông tin cho người dân đến lấy mẫu trước một ngày, gộp danh sách 15 người/lần...

Phối hợp chặt chẽ, mỗi người mỗi việc

Ghi nhận của Tuổi Trẻ sáng 28-6 tại điểm lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 ở Trường tiểu học Duy Tân và Trường tiểu học Hiệp Tân, quận Tân Phú, việc lấy mẫu diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng. Người dân được phân luồng, giữ khoảng cách theo quy định.

Là trưởng nhóm sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, anh Nguyễn Hoàng Ân luôn nhắc nhở và phân bố thành viên nhóm đều khắp các khu vực để tránh tình trạng người dân đứng ùn ứ. Tuy công tác điều phối vẫn luôn tất bật nhưng một số người dân không hợp tác với người lấy mẫu. 

"Có người dân cho rằng việc tập trung lấy mẫu dễ lây lan dịch bệnh nên thường cự cãi một lúc lâu mới thực hiện. Tụi mình cũng mệt nhưng biết tâm lý người dân lo lắng là điều hiển nhiên nên chỉ biết cố gắng làm tốt nhiệm vụ" - anh Ân chia sẻ.

Đến 12h cùng ngày, công tác lấy mẫu tại Trường tiểu học Duy Tân đã hoàn thành. Bà Huỳnh Phương Thảo - phó chủ tịch UBND phường Hiệp Tân - cho biết trong khoảng thời gian từ 9h30 đến 12h đã lấy được gần 4.000 mẫu xét nghiệm cho người dân của 33 tổ dân phố. 

Bà Thảo cho biết đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng điều phối có 30 người gồm công an, quân sự, hội viên Hội phụ nữ thuộc phường Hiệp Tân; nhân viên y tế lấy mẫu tại Bệnh viện Quân y 175 (40 người), Bệnh viện Thống Nhất (10 người) và bộ phận nhập liệu thuộc Đoàn phường, sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nên hoàn thành kế hoạch sớm hơn dự kiến.

Cơ sở tự sáng tạo, linh hoạt

Để tránh tình trạng ùn ứ, bà Thảo cho biết trước một ngày việc lấy mẫu diễn ra, chính quyền địa phương đã đến từng hộ dân phát phiếu thông tin xét nghiệm, đồng thời nhắc nhở người dân giữ kỹ phiếu, đến theo khung giờ quy định. 33 khu phố chia thành hai khung giờ lấy mẫu, mỗi khung giờ có 16 khu phố và 17 khu phố.

Ngoài ra, phường cũng dùng sơn đánh dấu vị trí người dân đứng chờ lấy mẫu, đảm bảo khoảng cách theo quy định và hạn chế được việc nhắc nhở liên tục. Còn tại đầu điểm phân luồng, phường đặt thêm phiếu thông tin lấy mẫu xét nghiệm, dự phòng cho người dân chưa có phiếu.

"Ban đầu chúng tôi cũng chia mỗi khu phố thành một khung giờ nhưng đến giờ chót lại chia thành hai khung giờ chính cho 16 khu phố và 17 khu phố. Chúng tôi tập trung dồn lực, vừa điều phối vừa lấy mẫu nhanh, không kéo dài nhiều thời gian. Dù không gian trường nhỏ nhưng quá trình lấy mẫu diễn ra thuận lợi" - bà Thảo nói.

Bà Thảo cho rằng hai điểm mấu chốt để dẫn đến việc lấy mẫu diễn ra thuận lợi đó là việc điều phối và công tác lấy mẫu của nhân viên y tế khoa học, rút ngắn được thời gian: gộp chung nhóm lên danh sách, đọc tên từng nhóm 15 người và lấy mẫu xét nghiệm thành một.

"Nếu điều phối không ổn thì sẽ gây ùn ứ, từ đó làm rối cho đội lấy mẫu. Việc lấy mẫu thuận lợi hay không phụ thuộc vào việc điều phối của địa phương. Còn nếu lên danh sách lấy mẫu gộp 15 người trước rồi sau đó mới lấy mẫu thì chúng tôi không đủ nhân lực vì cần thêm nhóm người giám sát tại bàn lấy mã gộp. Nếu khi có sai sót sẽ tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra lỗi sai" - bà Thảo nói. 

Đồng thời cho biết mỗi địa phương sẽ có mỗi kinh nghiệm điều phối và lấy mẫu khác nhau, điều quan trọng là giữa địa phương và lực lượng lấy mẫu đến từ bệnh viện phải phối hợp tốt với nhau.

Chậm nếu chờ đủ người lấy mẫu theo nhóm

Về quy trình cụ thể, bác sĩ Lê Thùy Dương - phụ trách khoa vi sinh Bệnh viện Quân Y 175 TP.HCM - chia sẻ việc chia thành 2 nhóm riêng biệt, gộp danh sách đủ 15 người rồi mới được lấy mẫu sẽ mất nhiều thời gian.

"Có nhiều nơi nhất định lấy theo cách này. Có những thời điểm thiếu hoặc hơn số người lấy mẫu gộp theo quy định thì phải chờ nhóm lên danh sách phải thêm vào hoặc bớt ra chúng tôi mới được lấy mẫu" - bác sĩ Dương nói.

Thêm 2 F1 dương tính, Đồng Nai có 15 ca mắc COVID-19 liên quan chợ đầu mối Hóc Môn

TTO - Sở Y tế Đồng Nai cho biết thêm 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc liên quan chợ đầu mối Hóc Môn lên 15 ca.

XUÂN MAI - CẨM NƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar