27/11/2024 13:14 GMT+7

TP.HCM 'tìm đường' bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Câu hỏi này đã được chuyên gia đưa ra trao đổi, góp ý tại tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Học viện Cán bộ TP.HCM sáng 27-11.

TP.HCM cần làm gì để bước vào 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'? - Ảnh 1.

Tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" - Ảnh: THẢO LÊ

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM - cho biết vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu chuyên đề: "Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Tổng Bí thư đã đưa ra những chỉ dẫn quan trọng về định hướng xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới. Đây là cơ sở để các địa phương, cơ quan, đơn vị xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tự định vị mình, xác lập mục tiêu cùng với lộ trình, giải pháp phù hợp để phát triển.

Không chỉ hội nhập mà phải đi đầu

Theo ông Phát, trong mỗi giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt, TP.HCM đều có những mô hình, cách làm mới mang tính đột phá, sáng tạo, có tính lan tỏa sang các địa phương khác.

"Thực tế này minh chứng cho khát vọng vươn lên mạnh mẽ và sự chủ động, năng động, sáng tạo không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM", ông Phát nói.

TP.HCM trong kỷ nguyên mới: không chỉ hội nhập và phải đi đầu  - Ảnh 2.

TS Trần Du Lịch - chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện nghị quyết 98 - nêu ý kiến - Ảnh: THẢO LÊ

TP.HCM cần làm gì trong kỷ nguyên mới? Trả lời câu hỏi này, TS Trần Du Lịch - chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện nghị quyết 98 - cho rằng trước hết TP.HCM cần thực hiện đúng tinh thần nghị quyết 31 và nghị quyết 24 của Trung ương làm định hướng phát triển.

Ông Lịch khẳng định với lợi thế sẵn có, TP.HCM là nơi có điều kiện chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới nhanh và bền vững. Giai đoạn 2026-2035 theo ông Lịch là giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, là giai đoạn thể hiện cao nhất khát vọng vươn lên của dân tộc.

Trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao hơn trung bình cả nước từ 1,2 - 1,5 lần. Hoạt động kinh tế tại TP.HCM phải có tính thị trường cao nhất cả nước với ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ công bằng xã hội và phúc lợi cho người dân, bảo vệ môi trường.

TP.HCM phải tạo đột phá hạ tầng, nâng cao vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. TP.HCM phải là địa phương thực hiện thành công nhất việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

"3 yếu tố cơ bản mà TP.HCM cần chú trọng là nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng phải vượt trội. Nếu không vượt trội thì không làm được. Bên cạnh đó, TP.HCM phải đi đầu trong chuyển đổi số và kinh tế xanh", ông Lịch nói.

TP.HCM là nơi khởi nghiệp của khu vực trong thời đại mới

Cũng theo ông Lịch, TP.HCM từng là nơi lập nghiệp của cả nước thì trong thời đại mới, TP phải khởi nghiệp của khu vực, là điểm đến của châu Á và toàn cầu.

Nói về tinh gọn bộ máy, ông Lịch cho rằng đây được xem là cuộc cách mạng của dân tộc. Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống phải ở ba khía cạnh: thể chế, tổ chức bộ máy và con người.

TP.HCM phải xây dựng được hình mẫu về chính quyền đô thị, tiến tới phải có đạo luật về đô thị đặc biệt cho TP.HCM.

TP.HCM cần làm gì để bước vào 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'? - Ảnh 3.

TS Trương Minh Huy Vũ - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - nêu ý kiến - Ảnh: THẢO LÊ

Tại tọa đàm, TS Trương Minh Huy Vũ - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - đã nêu những đột phá để làm cơ sở cho TP.HCM vươn mình khi bước vào kỷ nguyên mới.

Ông dẫn chứng trước năm 2022, TP.HCM gần như không có đường vành đai nào, chỉ có vành đai 2 hàng chục năm chưa khép kín.

Tuy nhiên, trong vòng 2 năm, TP.HCM đã khởi công vành đai 3 và đang chuẩn bị các thủ tục khởi công vành đai 4. Như vậy, trong vòng 10 năm tới, TP.HCM sẽ có hệ thống đường vành đai tương đối hoàn chỉnh phục vụ liên kết vùng, liên kết cả nước và một số nước trong khu vực. Với việc phát triển các đường vành đai, TP.HCM cũng mở ra các quỹ đất, tạo ra các không gian phát triển đô thị mới của TP.

Bên cạnh đó, định hướng đến năm 2035, TP.HCM phấn đấu hoàn thành và quyết tâm vận hành 183km đường sắt đô thị. Trong vòng 5 năm tới, TP cũng di dời hơn 46.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, chỉnh trang kênh rạch. Sắp tới TP sẽ làm 7 tuyến metro còn lại 183km. TP.HCM cũng phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 13.000 USD.

Kỷ nguyên mới, không chỉ hội nhập mà phải đi đầu

Tại tọa đàm, TS Nguyễn Anh Tuấn - trưởng Phòng quy hoạch chung, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM - cho rằng cần xác định kỷ nguyên mới là kỷ nguyên đi đầu, chứ không chỉ là hội nhập quốc tế.

Với vị trí của TP.HCM - vị trí đầu tàu của cả nước, TP.HCM cần trở thành: chính quyền kiến tạo, chính quyền hành động, chính quyền năng động.

Cụ thể, với chính quyền kiến tạo, TP có 13 triệu người, lực lượng lao động và chất xám, tri thức công nghệ là thế mạnh và phải được ưu tiên phát huy. Ông Tuấn nhìn nhận đây là nguồn lực vật chất vừa có khả năng đột phá, vừa là yếu tố căn bản cho phát triển bền vững.

Do đó TP.HCM phải đầu tư cho giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Nghiên cứu cho phép đột phá vào chuỗi giá trị cao, nắm lấy vị thế quan trọng nhất về kinh tế.

Về chính quyền hành động, TP phải hướng đến hành động vì nguyện vọng, lợi ích của người dân. Trong đó việc cần làm nhanh là đầu tư vào hạ tầng giáo dục, y tế và nhà ở, giao thông và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về chính quyền năng động, TP phải bám sát thị trường và chủ động đề ra các chính sách dẫn dắt khuyến khích đầu tư phát triển.

Trình Chính phủ dự án vành đai 4 TP.HCM, mở kỷ nguyên mới từ con đường lớn nhất Đông Nam Bộ

Ngày 23-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Ô tô, xe máy rớt xuống hố sụp lún đường ở Tây Ninh: 6 người phải cấp cứu

Vụ sụp lún đường dẫn cầu Hòa Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh khiến ô tô và xe máy rớt xuống hố sụp lún làm 6 người phải đi cấp cứu.

Ô tô, xe máy rớt xuống hố sụp lún đường ở Tây Ninh: 6 người phải cấp cứu

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Đà Nẵng ban hành đề án về sắp xếp tổ chức đảng, thành lập 15 đảng bộ phường, xã và chi bộ đặc khu Hoàng Sa.

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ khác thường mọi năm

Mùa mưa tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên đã chính thức bắt đầu khi xuất hiện các cơn mưa to đến rất to.

Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ khác thường mọi năm

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar