18/10/2024 21:55 GMT+7

TP.HCM tiêu thụ nhiều thực phẩm từ Đồng Nai, giờ bắt tay kiểm soát chất lượng

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai triển khai hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn, tạo điều kiện cho nhà sản xuất đưa sản phẩm chất lượng vào hệ thống phân phối lớn.

TP.HCM và Đồng Nai bắt tay kiểm soát chất lượng thực phẩm - Ảnh 1.

Đông đảo các cơ sở, đơn vị sản xuất, chăn nuôi tại Đồng Nai tham gia chương trình - Ảnh: N.TRÍ

Chiều 18-10, Sở Công Thương TP.HCM phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM.

"Không thể sống thiếu nhau"

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Lâm Sinh - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai - cho biết là tỉnh có nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn.

Đối với chuỗi thực phẩm an toàn, đến nay Đồng Nai đã xây dựng và triển khai được 50 chuỗi, 331 điểm bày bán sản phẩm an toàn, chủ yếu thịt heo, gà, trứng, sản phẩm chế biến... 

Hiện sản lượng hằng tháng của địa phương đạt gần 16.000 tấn thịt, rau củ quả, sản phẩm từ thịt, sữa (13.887 tấn thịt, 1.490 tấn sản phẩm chế biến từ thịt, sữa, 508 tấn rau, nấm) và hơn 10 triệu quả trứng...

"Phần lớn trong số sản phẩm nông nghiệp thực phẩm được địa phương sản xuất ra là cung cấp cho thị trường TP.HCM. Có thể nói TP.HCM và Đồng Nai không thể sống thiếu nhau, cần hợp tác để cùng nhau đi lên", ông Sinh nhận định.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Nguyên Phương - phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - khẳng định việc chọn Đồng Nai là tỉnh thành đầu tiên để ký kết nhằm triển khai nâng cao quản lý chất lượng hàng hóa là cần thiết, bởi đây là địa phương cung cấp phần lớn thịt heo, gà, trứng cho hơn 10 triệu dân TP.HCM.

Cũng theo ông Phương, hiện TP.HCM đã hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi nhất về đảm bảo an toàn thực phẩm, là địa phương đầu tiên trong cả nước có Sở An toàn thực phẩm, có những đề án lớn và dài hơi trong việc giám sát an toàn thực phẩm.

Còn nhiều lo lắng, hạn chế trong việc kiểm soát

Theo ông Sinh, dù sản xuất nhiều và chất lượng sản phẩm được cải thiện nhưng hiện nay sản lượng nông sản được tiêu thụ thông qua liên kết chưa tương xứng với sản lượng. 

Phần lớn việc tiêu thụ vẫn phải chịu sự chi phối từ các thương lái, khâu sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn đến chất lượng sản phẩm thiếu ổn định, thậm chí còn đâu đó nỗi lo trong việc kiểm soát các tồn dư về kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật...

"Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, đưa nông sản vào các chuỗi siêu thị giúp nhà sản xuất ý thức hơn trong việc phải nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, chương trình cần thông tin cụ thể, xuyên suốt, minh bạch để các nhà cung cấp hiểu, sớm thay đổi cho phù hợp", ông Sinh đánh giá.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Trần Thị Hà - đại diện Công ty Cohafood (Đồng Nai) - cho biết là đơn vị chuyên sản xuất giò chả nguyên chất, không dùng phụ gia, nhưng đơn vị cũng áp lực với khâu quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đầu vào... 

Do đó, cần TP.HCM thông tin rõ hơn quy định, và cần sự hỗ trợ, tập huấn.

TP.HCM và Đồng Nai bắt tay kiểm soát chất lượng thực phẩm - Ảnh 2.

Nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm được các đơn vị "chào hàng" ngay tại chương trình - Ảnh: N.TRÍ

Nhiều đơn vị sản xuất cho rằng liên kết kiểm soát là tốt nhưng khâu quan trọng nhất là cần kiểm soát chất lượng đầu vào, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật... để khâu sản xuất được lành mạnh.

Ông Nguyễn Nguyên Phương cho rằng giá cả và chất lượng là yếu tố quyết định đến sản phẩm. Sản phẩm chất lượng thường có giá cao, nhưng nếu không phân biệt được thì rất khó để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại chất lượng thấp. 

Vì vậy, khi nhà sản xuất nâng cao chất lượng, các cơ quan nhà nước sẽ xác nhận, minh bạch mọi thứ để người tiêu dùng lựa chọn.

"Dự kiến đầu năm 2025, TP triển khai dán logo cho sản phẩm tham gia chương trình, đây như "tích xanh trách nhiệm", điều này giúp người tiêu dùng nhận biết, phân biệt được để lựa chọn sản phẩm", ông Phương nói.

Tại hội nghị, ba nhà phân phối lớn của TP.HCM gồm SATRA, Bách Hóa Xanh và Saigon Co.op đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ hàng hóa với 10 nhà cung cấp Đồng Nai. Các mặt hàng của các nhà cung cấp chủ yếu gà thịt, khô gà, rau củ quả tươi và chế biến...

Ngoài Đồng Nai, ngành công thương TP cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy việc ký kết này, đặc biệt ở các tỉnh thành có lượng hàng thực phẩm đưa về TP nhiều như Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận...

Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.HCM là nội dung được TP phát động từ 3-2024 với mục tiêu định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đến nay đã có 8 đơn vị bán lẻ lớn tham gia ký kết cùng với đông đảo nhà cung cấp.

Tham gia chương trình, nhà cung cấp tự giác, tự kiểm soát chất lượng sản phẩm, tự nguyện chia sẻ thông tin để ngăn chặn sản phẩm lỗi; nhà bán lẻ tự nguyện hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng tổng hợp tuân theo quy định chung, công khai các vi phạm; trường hợp sản phẩm nhà cung cấp bị vi phạm tại một siêu thị này sẽ không được bán vào các siêu thị còn lại trong chương trình...

Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ món kẹo sáp

Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ món kẹo sáp - loại đồ ăn nhẹ phổ biến ở nước này và một số quốc gia châu Á khác, bởi lo ngại về an toàn thực phẩm.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm với 'hình ảnh mang tính minh họa', có đánh lừa người tiêu dùng?

Tôi mua gói bánh chà bông như trong ảnh. Bao bì thể hiện cái bánh rất ngon, rất dinh dưỡng với nhiều chà bông, nhưng về bóc ra thì bên trong chỉ có được dăm ba sợi.

Sản phẩm với 'hình ảnh mang tính minh họa', có đánh lừa người tiêu dùng?

Tăng trưởng kinh tế bứt tốc, cao nhất trong 15 năm qua

Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay đạt 7,52%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2025.

Tăng trưởng kinh tế bứt tốc, cao nhất trong 15 năm qua

Doanh nghiệp mới tăng kỷ lục, do đâu?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng con số doanh nghiệp thành lập mới cho thấy niềm tin kinh doanh tăng lên khi hàng loạt chính sách, thể chế khuyến khích khu vực tư nhân phát triển.

Doanh nghiệp mới tăng kỷ lục, do đâu?

Truy quét hàng giả, hàng nhái: Doanh nghiệp chân chính có 'đất sống'

Công cuộc truy quét hàng giả, hàng kém chất lượng đang giúp nhiều tiểu thương, doanh nghiệp làm ăn chân chính tự tin nhập hàng, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Truy quét hàng giả, hàng nhái: Doanh nghiệp chân chính có 'đất sống'

Đầu tư vào Việt Nam, vươn ra thị trường châu Á gần 5 tỉ dân

Dù có các biến động về thuế quan buộc phải tính toán lại chuỗi cung ứng, song Việt Nam vẫn được xem là “cánh cửa” quan trọng để doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường hơn 4,8 tỉ người dân châu Á.

Đầu tư vào Việt Nam, vươn ra thị trường châu Á gần 5 tỉ dân

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỉ USD tiền thuế nhập khẩu trong tháng đầu áp thuế toàn cầu

Doanh thu từ thuế nhập khẩu của Mỹ đạt kỷ lục 24,2 tỉ USD trong tháng 5 - tháng đầu tiên áp dụng mức thuế 10% toàn cầu theo chính sách thương mại của ông Trump.

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỉ USD tiền thuế nhập khẩu trong tháng đầu áp thuế toàn cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar