14/07/2023 16:28 GMT+7

TP.HCM: Một tuần hơn 1.600 ca mắc bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh. Chỉ trong một tuần gần đây nhất, cả TP.HCM đã ghi nhận 1.614 ca, tăng gần 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước là 716 ca.

Khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - nơi tiếp nhận nhiều trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nặng - Ảnh: T.Dương

Khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - nơi tiếp nhận nhiều trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nặng - Ảnh: T.Dương

Chiều 14-7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 3 đến 9-7-2023 (tuần 27), số ca mắc, nhập viện do tay chân miệng đang tăng nhanh tại TP.HCM.

Từ đầu năm đến tuần 27, TP.HCM ghi nhận các quận huyện có số mắc tay chân miệng trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, quận Tân Phú, quận 6, quận 8.

Riêng trong tuần gần nhất, tuần 27, cả thành phố ghi nhận 1.614 ca, tăng gần 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước là 716 ca.

Không chỉ bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh, hiện các bệnh viện nhi đồng cũng cho biết số trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng.

Theo HCDC, số liệu từ đầu năm đến tuần 27, TP.HCM ghi nhận các quận huyện có số mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân cao bao gồm: quận 1, huyện Bình Chánh, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân.

Riêng trong tuần 27 cả thành phố ghi nhận 237 ca, tăng 32% so với trung bình 4 tuần trước là 180 ca.

Trước thực tế nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nhập viện trong thời gian này, HCDC lưu ý thông thường các biến chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 3 - thứ 5 của bệnh. Dấu hiệu chính là trẻ là bị thay đổi giấc ngủ, giật mình, chới với.

Nếu nhẹ, khi thiu thiu ngủ, trẻ sẽ bị giật mình, ngồi dậy chơi thì bình thường. Độ nặng hơn một chút là trẻ vừa nằm ngã ra là sẽ giật mình, chới với. Nặng hơn nữa là khi bồng trên tay, trẻ vẫn giật mình chới với.

Lúc này nên chú ý trong lòng bàn tay có nổi nốt hay không, miệng thì loét hay không, vài ngày trước trẻ có than đau miệng, chảy nước bọt hay không. Đó là những dấu hiệu cần quan sát để phát hiện sớm biến chứng.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng ngừa. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh.

Vi rút gây bệnh có nhiều trong nước bọt, vét loét, dịch bóng nước. Vi rút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật ở xung quanh trẻ bệnh.

Bàn tay trẻ hoặc bàn tay của người chăm sóc khi đụng chạm những đồ vật nhiễm vi rút sẽ mang vi rút trên bàn tay. Nếu đưa bàn tay lên mắt, mũi, miệng thì sẽ đưa vi rút vào trong cơ thể.

Do đó phòng bệnh quan trọng nhất là rửa sạch bàn tay trẻ và người chăm sóc trẻ, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt đồ vật mà bàn tay hay sờ chạm tới.

Những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo vệ sinh cho bàn tay, rửa tay thường xuyên để không mang vi rút lây bệnh cho trẻ.

Cảnh báo quá tải nếu bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục tăng

Số bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại các bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM đều tăng. Theo bác sĩ điều trị, nếu trẻ mắc hai bệnh này tiếp tục tăng, có thể làm quá tải hệ thống y tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar