06/10/2020 13:19 GMT+7

TP.HCM hơn 21.000 học sinh đi học bằng xe đưa rước, giảm 8 lần sau 7 năm

NGỌC ẨN - D.N.HÀ
NGỌC ẨN - D.N.HÀ

TTO - Mặc dù trong nhiều năm qua ngân sách đã chi hàng trăm tỉ đồng trợ giá cho học sinh đi học bằng xe đưa rước, nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa mặn mà vì xe cũ, chất lượng phục vụ chưa tốt.

TP.HCM hơn 21.000 học sinh đi học bằng xe đưa rước, giảm 8 lần sau 7 năm - Ảnh 1.

Xe đưa rước nhồi nhét học sinh khiến phụ huynh không hài lòng - Ảnh: VĂN BÌNH

Theo đánh giá tổng kết công tác tổ chức xe đưa rước học sinh được ngân sách thành phố trợ giá từ năm 2002 đến nay, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết dù đã đáp ứng nhu cầu của học sinh, nhưng sản lượng học sinh đi xe đưa rước chưa đáp ứng mục tiêu.

Năm 2013 số lượng học sinh đi xe đưa rước đạt đỉnh cao với 160.413 lượt, nhưng đến năm 2020 giảm gần 8 lần xuống còn 21.625 lượt học sinh.

TP.HCM hơn 21.000 học sinh đi học bằng xe đưa rước, giảm 8 lần sau 7 năm - Ảnh 2.

Số lượng học sinh đi học bằng xe đưa rước giảm 8 lần từ năm 2013 đến năm 2020

Hoạt động đưa rước học sinh khó phát triển, chưa tạo được động lực cho các doanh nghiệp vận tải đầu tư và chưa thực sự mong muốn phát triển loại hình này.

Cụ thể là thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020. Lộ trình thực hiện là phấn đấu đến năm 2017 - 2018 đạt tối thiểu 5% số học sinh, sinh viên tham gia đi lại bằng xe đưa rước có trợ giá.

Năm 2018 - 2019 đạt tối thiểu 10% số học sinh tham gia đi lại bằng xe đưa rước có trợ giá. Năm 2019 - 2020 đạt tối thiểu 15% số học sinh tham gia đi lại bằng xe đưa rước có trợ giá.

TP.HCM hơn 21.000 học sinh đi học bằng xe đưa rước, giảm 8 lần sau 7 năm - Ảnh 3.

Sơ đồ số trường có học sinh đi học bằng xe đưa rước giảm mạnh.

Giải trình với UBND TP.HCM về nguyên nhân lượng học sinh đi xe đưa rước giảm, Sở Giao thông vận tải TP cho biết: Do chưa có cơ chế khuyến khích đầu tư phương tiện để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải thay đổi phương tiện mới nên không tạo sức hút và sự tin tưởng đối với nhà trường và phụ huynh học sinh.

Trong khi đó, xe đưa rước hầu hết là xe đã qua sử dụng, do thu nhập thấp nên doanh nghiệp vận tải không đủ kinh phí để đầu tư xe mới.

TP.HCM hơn 21.000 học sinh đi học bằng xe đưa rước, giảm 8 lần sau 7 năm - Ảnh 4.

Phần lớn xe đời cũ phục vụ đưa rước học sinh tại trường THCS Võ Văn Tần, quận Tân Bình- Ảnh: VĂN BÌNH

Hai là, nhu cầu vận chuyển của học sinh đi học 4 lượt/ngày khá lớn nhưng hiện nay chỉ được trợ giá tối đa 2 lượt/ngày nên doanh nghiệp vận tải phải thỏa thuận tăng mức góp của phụ huynh.

Ba là, công tác phối hợp giữa các bên chưa thực sự gắn kết, công tác tổng hợp nhu cầu học sinh đi xe đưa rước của các cơ quan có liên quan chưa đúng theo thời gian quy định dẫn đến lập dự toán và ký kết hợp đồng không kịp tiến độ…

Trong cuộc họp mới đây về công tác đưa rước học sinh, Sở Giáo dục và đào tạo đề nghị đối với khu vực ngoại thành tiếp tục duy trì hoạt động xe đưa rước học sinh theo hình thức hợp đồng có trợ giá của thành phố.

Đối với khu vực nội thành, cần có chính sách miễn, giảm giá vé xe buýt công cộng cho học sinh, sinh viên, nhằm khuyến khích các em đi học bằng xe buýt để giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Sở Giao thông vận tải kiến nghị UBND TP giao cho sở tiếp tục rà soát, điều chỉnh, mở rộng mạng lưới tuyến xe buýt có trợ giá nhằm kết nối lộ trình tuyến đi qua các trường học, tăng tần suất chạy xe nhằm phù hợp với giờ đi học của học sinh, sinh viên...

NGỌC ẨN - D.N.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar