25/08/2020 11:45 GMT+7

TP.HCM giám sát dịch bệnh Chikungunya bùng phát ở Campuchia

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết dịch Chikungunya đã bùng phát tại Campuchia với khoảng 1.700 trường hợp mắc. Sắp tới Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh.

TP.HCM giám sát dịch bệnh Chikungunya bùng phát ở Campuchia - Ảnh 1.

Quận 8 tổ chức chiến dịch vệ sinh khử khuẩn, phun hóa chất diệt muỗi tại các trường học - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cung cấp

Bác sĩ Lê Hồng Nga, trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, cho biết tính đến ngày 6-8, dịch Chikungunya đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh, thành phố của Campuchia với khoảng 1.700 trường hợp mắc, trong đó có những tỉnh giáp với Việt Nam như Tbong Khnum, Ta Kheo, Kampot...

Tại Việt Nam, dịch Chikungunya cũng đã được phát hiện từ năm 1975, nhưng đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như vắcxin phòng ngừa bệnh.

Theo bà Nga, bệnh Chikungunya có biểu hiện lâm sàng tương tự nhiễm sốt xuất huyết Dengue và có thể gây chẩn đoán nhầm, đặc biệt là ở vùng thường xuất hiện bệnh sốt xuất huyết.

Chikungunya còn được gọi là "makonde" có nghĩa là có tình trạng "uốn cong người lên và về phía trước" xuất hiện ở các thể nặng của bệnh. Nhiễm Chikungunya rất hiếm gây tử vong nhưng bệnh có hiện tượng kéo dài thời gian bệnh và làm giảm chất lượng sống.

Hiện nay TP.HCM có 2 điểm giám sát tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Bệnh viện Hùng Vương, và chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus Chikungunya. Nguy cơ xảy ra dịch Chikungunya tại TP.HCM không cao.

Bác sĩ Nga khuyến cáo người dân phòng bệnh bằng các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya do muỗi vằn truyền bệnh. Ngoài ra trong thời gian tới Sở Y tế sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng để có các biện pháp kịp thời.

Người dân nên dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng; đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng; sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn,…cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh Chikungunya xuất hiện ở Singapore

TT - Bệnh dịch Chikungunya - chỉ mới được phát hiện trên thế giới từ năm 2005 - đã lan sang Singapore với sự xác nhận của sáu người nhiễm bệnh. Theo Bộ Y tế nước này, những trường hợp nhiễm bệnh đã được báo cáo vào ngày 14-1.

THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Không thích ngày thứ Hai? Đây không chỉ là nỗi sợ thông thường, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe.

Nỗi sợ thứ Hai gây hại cho sức khỏe đến mức nào?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Từ biểu hiện đi ngoài ra máu, mệt mỏi, ăn uống kém, tại cơ sở y tế các bác sĩ phát hiện người đàn ông cùng một lúc mắc hai loại ung thư nguy hiểm.

Người đàn ông tại Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm

Ăn gì để ngăn ngừa thiếu máu?

Để sản xuất ra các tế bào máu chất lượng và đủ số lượng, cơ thể cần một nguồn cung cấp đa dạng và đầy đủ các vi chất dinh dưỡng.

Ăn gì để ngăn ngừa thiếu máu?

Bệnh viện Quân y 120: Người trẻ chạy thận tăng gấp 3 lần

Trong số 412 bệnh nhân đang chạy thận, tỉ lệ người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm hơn 30%, tỉ lệ này gấp ba lần so với khoảng 10 năm trước.

Bệnh viện Quân y 120: Người trẻ chạy thận tăng gấp 3 lần

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk vừa qua đời do bệnh dại vì từng nhiều lần bị chó cắn nhưng không được người nhà đưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar