16/08/2021 16:54 GMT+7

TP.HCM ghi hình các tiết dạy chuẩn bị học online cấp tiểu học

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi Phòng GD-ĐT của TP Thủ Đức và 21 quận, huyện hướng dẫn việc ghi hình các tiết dạy phục vụ dạy học qua Internet cấp tiểu học cho mười tuần đầu năm học 2021-2022.

TP.HCM ghi hình các tiết dạy chuẩn bị học online cấp tiểu học - Ảnh 1.

Học sinh TP.HCM dự lễ khai giảng năm học 2020-2021. Năm nay, dự kiến lễ khai giảng sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến - Ảnh: B.C.

Theo đó, nội dung ghi hình áp dụng với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung chủ yếu cho môn tiếng Việt và toán. Thực hiện với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung cho lớp 1, 2.

Trước mắt, việc ghi hình tiết dạy phục vụ qua Internet được xây dựng cho mười tuần đầu năm học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, phân phối chương trình... để thiết kế các chủ đề, nhóm/dạng bài điển hình.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đối với môn tiếng Việt lớp 1, các trường có thể thiết kế thêm một số bài làm quen; môn tiếng Việt lớp 2 có thể thiết kế thêm một số bài ôn tập; khuyến khích giáo viên lớp 1 xây dựng các video, clip ngắn, hướng dẫn cha mẹ học sinh và học sinh làm quen, chuẩn bị cho việc học lớp 1.

Về hình thức, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn mỗi chủ đề, nhóm/dạng bài được thiết kế dưới dạng video clip gồm cả hình và tiếng. Hình ảnh giáo viên (nếu có) sẽ đặt ở góc màn hình. Thời lượng mỗi video không quá 15 phút (đối với lớp 1, 2), không quá 20 phút (đối với lớp 3, 4, 5).

Phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ lựa chọn cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, giáo viên mạng lưới, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên giàu kinh nghiệm, giáo viên đoạt giải giáo viên giỏi... tham gia xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch bài dạy và tổ chức ghi hình tiết dạy. Phòng GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung các video clip do địa phương xây dựng.

Được biết, Sở GD-ĐT TP.HCM dự kiến thời gian khai giảng năm học 2021-2022 tại TP.HCM sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng 9-2021 theo hình thức trực tuyến, tùy theo diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn TP.

Ngổn ngang trước năm học mới

TTO - Chỉ còn hai tuần nữa năm học mới sẽ bắt đầu theo khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn "ngổn ngang trăm mối" do dịch bệnh vẫn đang căng thẳng.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: năm học mới tp.hcm

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar