08/09/2020 08:48 GMT+7

TP.HCM chậm đấu thầu mua thuốc, gần 80 tỉ đồng chênh lệch bị 'kẹt'

L.ANH - T.HOÀNG
L.ANH - T.HOÀNG

TTO - 79,6 tỉ đồng là chênh lệch mua thuốc do chậm đấu thầu năm 2012-2013. Và từ đó đến nay, số tiền này vẫn bị kẹt, do nhiều vấn đề liên quan.

TP.HCM chậm đấu thầu mua thuốc, gần 80 tỉ đồng chênh lệch bị kẹt - Ảnh 1.

Bệnh nhân tại TP.HCM mua thuốc trong bệnh viện - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hồ sơ vụ việc cho thấy hậu quả rất khó xử lý.

Chậm đấu thầu, chênh hàng chục tỉ đồng

Theo báo cáo của UBND TP.HCM gửi đoàn thanh tra của Chính phủ ngày 28-11-2017, vào năm 2013, các hợp đồng mua bán thuốc của bệnh viện và nhà thầu hết hiệu lực vào tháng 3-2013 (theo thông tư 10 năm 2007). 

Trong khi đó, thông tư 01 hướng dẫn mới về đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế có hiệu lực thi hành từ 1-6-2012 thì TP.HCM giải thích "do Bộ Y tế chậm công bố đầy đủ các danh mục thuốc theo quy định của thông tư", nên đa số bệnh viện ở TP.HCM không thể triển khai thực hiện theo quy định mới, dù các bệnh viện này là bệnh viện đa khoa tuyến cuối, nhu cầu sử dụng biệt dược gốc, thuốc đặc trị rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ khám chữa bệnh từ tháng 3 đến tháng 6-2013, ngày 14-5-2013, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn các bệnh viện trực thuộc mua sắm bổ sung thuốc theo kết quả thầu năm 2012 (mua thuốc cho giai đoạn tháng 3 đến tháng 9-2013). 

Từ tháng 9 đến tháng 12-2013 là mua sắm trực tiếp theo kết quả đấu thầu của Bệnh viện Chợ Rẫy và các đơn vị khác trên toàn quốc. 

Sở Y tế TP.HCM cũng đã xây dựng "giá kế hoạch", theo nguyên tắc lấy giá trúng thầu thấp nhất, thuốc nào giá tại Chợ Rẫy cao hơn các địa phương khác sẽ đàm phán lại.

Kết quả, TP.HCM đã mua 2 danh mục biệt dược gốc và thuốc generic (thuốc phiên bản, bao gồm cả đông dược), tổng trị giá theo hợp đồng 2 danh mục này là trên 3.420 tỉ đồng. Khi mua sắm trực tiếp lần 1, 57 bệnh viện ở TP.HCM đã ký hợp đồng trên 2.100 tỉ đồng, thực hiện trên 1.200 tỉ đồng, trong đó hơn 48 tỉ đồng là thuốc của Công ty VN Pharma (công ty nhập khẩu thuốc ung thư giả và đã bị ra tòa), mua của công ty liên quan VN Pharma hơn 7,3 tỉ đồng.

Ngày 29-8-2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Y tế, cho biết hướng dẫn mua thuốc mới (thông tư 01) giúp lựa chọn thuốc chất lượng và giá thành phù hợp hơn so với thông tư 10. 

Các tỉnh thành đấu thầu theo thông tư 01, lấy 3 thuốc so sánh với giá thực hiện theo thông tư 10 cho thấy nhóm thuốc generic giảm mạnh, phần lớn giảm 10-50%. Việc các tỉnh thành cho phép kéo dài kết quả đấu thầu theo thông tư 10/2007 (bao gồm TP.HCM) là không đúng quy định.

Trong khi đó, các ngày 15-4-2013 và 24-12-2013, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Hứa Ngọc Thuận đã 2 lần có văn bản cho phép các cơ sở y tế công lập của TP.HCM ký phụ lục gia hạn hợp đồng, thực hiện theo giá năm 2012 - tức là giá cũ mua theo thông tư 10, dẫn đến giá thuốc cao hơn.

Thủ tục chậm, nghi vấn tiền thuốc tăng

Ngày 8-10-2019, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có văn bản gửi Cục Quản lý dược, Bộ Y tế hỏi ý kiến xử lý tình huống phát sinh phân chia nhóm thuốc dự thầu đối với thuốc đóng gói thứ cấp tại Việt Nam. Theo đó, có 2 thuốc (đều là thuốc điều trị ung thư) đã được xếp vào nhóm 3, trong khi thực tế 2 thuốc này chỉ đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật xếp ở nhóm 5.

Điều đáng chú ý là chỉ từ TP.HCM ra Hà Nội rồi ngược lại và hỏi một vấn đề không quá rắc rối (chỉ là vấn đề phát sinh), nhưng đến ngày 29-5-2020 Cục Quản lý dược mới có văn bản trả lời cho rằng 2 thuốc này chỉ đủ điều kiện xếp nhóm 5 (thuốc rẻ hơn so với nhóm 3).

Thời gian giữa hỏi và trả lời đã mất hơn 8 tháng, gây khó khăn rất nhiều cho việc xử lý phát sinh và thậm chí thuốc cũng đã trúng thầu, đã được bán với giá nhóm 3 nhưng thực chất tiêu chuẩn lại chỉ đạt nhóm 5. Lúc này tiền thuốc chênh lệch lại do người bệnh và Quỹ Bảo hiểm y tế (thực chất quỹ cũng là của người dân) phải gánh chịu.

Chưa biết khi nào giải quyết được

Theo bảng chênh lệch giá mua vào của cơ sở y tế và chi phí thuốc được Bảo hiểm y tế thanh toán (mua vào đắt do chậm đấu thầu) tại 109 đơn vị có sử dụng thuốc và Bảo hiểm y tế có thanh toán tại TP.HCM, tổng chênh lệch giá giữa giá mua bằng cách gia hạn hợp đồng cũ khoảng 80 tỉ đồng.

Ngày 27-9-2016, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề xuất thanh toán khoản chênh lệch này, cho rằng chậm đấu thầu thuốc (theo hướng dẫn mới trong thông tư 01) là do khách quan, việc gia hạn hợp đồng (thực hiện theo kiểu cũ) để đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh, nay nếu thu hồi khoản chênh lệch sẽ "gây khó khăn cho các đơn vị tự chủ tài chính".

Vì vậy Sở Y tế TP.HCM đề nghị TP.HCM "bố trí nguồn kinh phí phù hợp" để giải quyết khoản chênh lệch này cho ngành y tế.

Tuy nhiên đến 30-11-2016, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đã có phúc đáp, cho biết không có cơ sở xem xét, giải quyết khoản chênh lệch do thời gian chậm đấu thầu. Từ đó đến nay khoản tiền 80 tỉ này vẫn cứ "treo" và cũng chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết.

Tiếp tục thanh tra đấu thầu thuốc, mua sắm vật tư tại Bộ Y tế và bệnh viện

TTO - Ngay sau khi công bố kết luận thanh tra việc cấp phép cho 10 loại thuốc giả, hôm nay 23-9, Thanh tra Chính phủ công bố tiếp một cuộc thanh tra tại Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, lần này là về đấu thầu thuốc, mua sắm vật tư tiêu hao...

L.ANH - T.HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Người đàn ông có biểu hiện bất thường leo lên biển quảng cáo cao khoảng 15m và mắc kẹt trên đó. May mắn lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Đà Nẵng, Nghệ An và Lâm Đồng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường thuộc ba tỉnh này.

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Chiều tối nay, cường độ bão số 2 (bão Danas) mạnh lên cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Dự báo bão có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới.

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang đã kiến nghị UBND tỉnh này ưu tiên bố trí 1 triệu m3 đá để làm dự án, công trình phục vụ APEC 2027.

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar