28/03/2015 21:00 GMT+7

Liên Hiệp Quốc: tắt đèn là hành động thiết thực

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon có bài phát biểu nhận định tắt đèn là hành động thiết thực và là một trong những giải pháp để chống biến đổi khí hậu toàn cầu trong ngày 28-3.

Cầu cảng Sydney (Úc) trước và sau khi tắt điện hưởng ứng Giờ Trái đất. Ảnh: AFP.

Theo báo Anh Guardian, ông Ban Ki-Moon nói chiến dịch thế giới tắt đèn tối nay 28-3 có ý nghĩa thiết thực được xem là “bước đệm” trước hội nghị quan trọng bàn về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu được LHQ tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp) vào cuối năm nay.

“Con người gây ra biến đổi khí hậu, chịu ảnh hưởng đau khổ bởi biến đổi khí hậu và cần tìm biện pháp chống biến đổi khí hậu. Tháng 12 này tại Paris, LHQ sẽ lắng nghe các giải pháp của các quốc gia để đi đến thống nhất ký kết một thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu. Đây được xem là sự kiện quan trọng về hành động chống biến đổi khí hậu trong năm nay” - ông Ban Ki-Moon cho hay.

Chiến dịch tắt đèn Giờ Trái đất được Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức lần đầu tiên năm 2007 tại thành phố Sydney (Úc). Đây là năm thứ 9 sự kiện này được tổ chức, đến nay đã nhân rộng hơn 7.000 thành phố thuộc 162 quốc gia trên toàn thế giới.

Đúng thời khắc theo giờ địa phương 20g30 đến 21g30 ngày 28-3, Antarctica và Samoa là hai lãnh thổ đầu tiên trên toàn cầu tắt điện. Sau đó là các quốc gia khác từ Úc đến Campuchia, từ Cameroon đến Colombia... Chiến dịch kéo dài qua 24 múi giờ khác nhau vòng quanh địa cầu.

Các công trình nổi tiếng thế giới như nhà hát Opera, cầu cảng Sydney (Úc), tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur, Malaysia), sân vận động Tổ chim (Bắc Kinh, Trung Quốc), tháp Eiffel (Paris, Pháp), cổng Brandenburg (Berlin, Đức) hay quảng trường Đỏ (Matxcơva, Nga) chìm trong bóng tối trong đêm 28-3.

Sân vận động Tổ chim, Bắc Kinh, Trung Quốc trước và sau khi tắt điện - Ảnh: Reuters

Trong một giờ tắt điện, người dân các nước cũng được khuyến khích không nên thắp nến vì đây một trong số những nguồn trực tiếp phát thải khí CO­­­­­2 vào môi trường.

Ý nghĩa thực sự của sự kiện "tắt đèn một giờ" không những tiết kiệm điện trực tiếp mà còn nâng cao ý thức, tạo thói quen sử dụng điện một cách hợp lý, theo WWF.

Nhân sự kiện Giờ Trái đất 2015, ông Ban Ki-Moon mong muốn các tổ chức phi chính phủ cần tài trợ những ứng dụng năng lượng sạch (như bếp tiết kiệm năng lượng, đèn năng lượng mặt trời...) cho các cộng đồng dân cư hẻo lánh, có đời sống khó khăn trên thế giới.

Clip chiến dịch thực hiện Giờ Trái đất 2015 - Nguồn: You Tube/Earth Hour

HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar